Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (Trang 64 - 68)

1. Nội dung chi phí

1.5.2.5. Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống

Hiện tại, phương pháp thẩm định dự án được sử dụng tại Sở chủ yếu là phương pháp so sánh đối chiếu. Trên cơ sở các chuẩn mực đã được quy định của pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn xây dựng, các đơn giá, định mức, giá

cả hiện hành cán bộ thẩm định tiến hành so sánh. Công tác thẩm định dự án chủ yếu dựa trên kiến thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện. Việc đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, chuẩn xác đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có những căn cứ cần thiết còn hạn chế. Việc áp dụng các phương pháp thẩm định dự án mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án mà chưa có những nhận xét cụ thể, khách quan về các nội dung của dự án. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu mang tính đơn giản, truyền thống (so sánh các chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự) chưa áp dụng hoặc áp dụng còn hạn chế đối với các phương pháp mới hiện đại, các mô hình để phân tích như dự báo thị trường, phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu, phương pháp triệt tiêu rủi ro do vậy không đánh gía toàn diện tính khả thi của dự án. Mức độ chuẩn xác của những kết luận đưa ra chưa đảm bảo do sử dụng phương pháp so sánh khi thẩm định nhưng cơ sở cho việc tính toán và so sánh chưa có độ tin cậy cao.

Có một số nguyên nhân của tình trạng trên, cụ thể là:

- Lực lượng của đơn vị trong năm qua chưa được tăng cường trong khi đó khối lượng công việc ngày càng tăng dẫn đến việc cán bộ chạy theo yêu cầu thời gian thẩm định do đó mà công tác thẩm định phần nào bị ảnh hưởng.

- Báo cáo của các sở, ngành liên quan, các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian và nội dung báo cáo.

- Công tác lập dự án chưa đảm bảo tính khả thi: Chất lượng công tác thẩm định phụ thuộc vào nội dung của dự án trình duyệt. Đó là căn cứ quan trọng giúp nhà thẩm định cho các ý kiến về tính khả thi của dự án. Nếu dự án đầu tư được lập một cách đầy đủ các mặt của dự án, thông qua đó những cán bộ thẩm định có được cơ sở vững chắc trong việc thẩm định dự án. Hiện nay, trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định thiếu thông tin về các lĩnh vực của dự án, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, độ chính

xác của những kết luận.Việc có không đầy đủ những thông tin dẫn đến thời gian thẩm định bị kéo dài làm ảnh hưởng đến các kế hoạch triển khai dự án. Để có những nhận xét tổng thể về dự án yêu cầu trước hết chủ đầu tư phải lập dự án một cách đầy đủ, trung thực phản ảnh được tổng thể các mặt của dự án.

- Các văn bản pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, không rõ ràng: Các văn bản pháp luật nêu lên rất chung chung về quy trình thẩm định và nội dung thẩm định dự án. Rất nhiều văn bản pháp luật đang ở trong giai đoạn điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện, một số văn bản đã không kịp thời được ban hành để thay thế những văn bản hiện có nhưng đã lỗi thời gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định.

- Mặc dù mới ban hành Nghị định 16/2005/ TT- BKH về sửa đổi một số nội dung trong quy chế đầu tư và xây dựng; Nghị định 112/2006/ TT- BKH, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ban hành ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Thông tư 05/2003 về hướng dẫn nội dung, trình tự lập và thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế- xã hội. Nhưng vẫn còn tồn tại một vài điểm bất cập trong công việc quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư. Các nội dung thẩm định trong đó không đầy đủ không phản ánh được toàn diện các mặt của dự án dẫn đến việc thực thi thẩm định dự án không đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác tính khả thi của dự án do đó có thể ra những quyết định thiếu tính chính xác.

- Thiếu những thông tin cần thiết cho công tác thẩm định dự án : Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định chủ yếu là căn cứ vào hồ sơ dự án để thẩm định. Điều này ảnh hưởng đến tính khách quan của dự án, bởi vì hồ sơ dự án do chủ đầu tư lập nên không tránh khỏi tình trạng thông tin liên quan đến dự án không chính xác. Trong khi đó do hạn chế về thời gian thẩm định

nên cán bộ thẩm định không có đủ lượng thông tin cần thiết, làm ảnh hưởng đến những kết luận trong quá trình thẩm định.

-Phần thẩm định công nghệ của dự án thì đa số các cán bộ chỉ dựa vào nội dung đã trình bày trong dự án mà không nắm bắt được chính xác được những thông tin về công nghệ sử dụng trong dự án trên thị trường nên hầu hết chưa xác định được chính xác tính tiên tiến, tính phù hợp của thiết bị công nghệ, công suất liên quan đến dự án. Nhất là dự án mà sử dụng thiết bị công nghệ hoàn toàn mới thì gây rất nhiều khó khăn trong công tác thẩm định, dẫn đến việc thẩm định chỉ mang tính chất cảm tính mà không xác định được giá trị thực của công nghệ có thể dẫn đến tình trạng công nghệ sử dụng trong dự án không phù hợp mà giá cả lại cao hơn so với thị trường điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tính toán hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w