Nguồn vốn không kỳ hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

- Tiền gửi của

a) Nguồn vốn không kỳ hạn

NV KKH (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) tăng nhanh và tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007. Điều này là phù hợp với xu hớng phát triển trên địa bàn. Thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thơng mại thế giới_WTO, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các tổ chức kinh tế hoạt động vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty thành lập và đi vào hoạt động. Các tổ chức kinh tế này thờng xuyên gửi tiền, mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất,…

kinh doanh nên lợng tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể làm l- ợng vốn không kỳ hạn cũng tăng cao. Nếu năm 2005, NV KKH mới chỉ đạt 1.121 tỷ đồng, thì đến năm 2007 đã lên tới 2.252 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2005.

Năm 2005 tỷ trọng NV KKH là 27,7%; sang năm 2006, số vốn này đạt 1.426 tỷ, chiếm 31,3% tổng NVHĐ, đến năm 2007, NV KKH đã chiếm tới 41,6% NVHĐ.

Tốc độ tăng trởng của nguồn vốn KKH cũng liên tục gia tăng. Năm 2006, tăng 305 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trởng là 27,2%; năm 2007, tốc độ tăng đã lên tới 57,9%, tăng 826 tỷ đồng so với năm 2006.

NV KKH tuy không ổn định, song có lãi suất thấp nhất, lại có tỷ trọng tơng đối cao nên rất có lợi cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh lãi suất đầu ra. Nguồn vốn KKH tăng mạnh qua các năm, cho thấy nhu cầu thanh toán, chi trả, mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức tại Chi nhánh ngày càng tăng, đồng thời cũng chứng tỏ công tác chuyển tiền, thanh toán...thời gian qua đã đợc Chi nhánh thực hiện tốt.

b) Nguồn vốn có kỳ hạn

Trong khi NV KKH tăng trởng mạnh mẽ thì NV CKH lại tăng trởng chậm và có xu hớng giảm cả về tốc độ tăng cũng nh về tỷ trọng. Cụ thể:

Về tỷ trọng: tỷ trọng NV CKH giảm từ 72,3% năm 2005, xuống 68,7% năm 2006 và năm 2007, chỉ còn chiếm tỷ trọng 58,4% trong tổng nguồn.

Về tốc độ tăng trởng: tốc độ tăng trởng nguồn vốn này cũng giảm từ 7,1% năm 2006 xuống còn 0,8% trong năm 2007.

Nguồn vốn kỳ hạn dới 12 tháng

Sự giảm của NV CKH xuất phát từ nguồn vốn kỳ hạn < 12 tháng. Trong 3 năm qua, nguồn vốn kỳ hạn dới 12 tháng không ngừng suy giảm cả về số tuyệt đối cũng nh số tơng đối.

Năm 2006, nguồn vốn này giảm 545 tỷ (giảm 29,4%) so với năm 2005, tỷ trọng giảm xuống còn 28,8%. Năm 2007, tiếp tục giảm thêm 49% nữa, đạt ở mức 669 tỷ đồng và chỉ còn chiếm 12,4% tổng NVHĐ.

Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng

Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng tuy vẫn tăng qua các năm nhng tốc độ tăng lại có xu hớng giảm. Năm 2007, tốc độ tăng là 36,6%, nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2006 là 70,3%. Tuy vậy, tỷ trọng nguồn vốn này vẫn tăng lên trong tổng NVHĐ. Năm 2005, quy mô vốn mới chỉ là 1.069 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,4%, đến năm 2007, quy mô vốn đạt 2.488 tỷ đồng, tăng 667 tỷ so với năm 2006, và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn (46%). Lợng vốn này lớn sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu t, cho vay trung, dài hạn, đồng thời tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn NVHĐ của Chi nhánh đang có sự thay đổi theo h- ớng: tăng dần tỷ trọng NV KKH và nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dới 12 tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc mở rộng cho vay, đầu t ngắn hạn. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần tìm cách tăng cờng huy động nguồn vốn ngắn hạn sao cho có sự cân đối về quy mô tỷ trọng các nguồn vốn.

2.2.3.2 Phân tích NVHĐ theo đối tợng khách hàng

Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng 5 cho thấy, trong số các NVHĐ thì NVHĐ từ TCKT tại Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ (trên 50%) và có xu hớng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w