II. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng TMCP
9. Một số biện pháp khác
- Đa dạng hoá phương thức cho vay: Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, không cho vay tập trung vào một đối tượng, một nhóm đối tượng có liên quan hay một ngành. Chi nhánh cũng có thể đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của mình với nhiều hình thức tín dụng khác nhau.
- Trích lập dự phòng: đây là giải pháp quan trọng trong việc hạn chế những thiệt hai mà chi nhánh có thể sẽ phải chịu sau khi rủi ro xẩy ra.
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô: Để thực hiện được điều đó GP Bank nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô,
bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong đó rủi ro tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng việc quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã hoàn thành được hơn một nửa.