II. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng TMCP
2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin
Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng. Chính vì vậy khi tìm hiểu thông tin về khách hàng các
- Đầu tiên là những thông tin mang tính pháp lý như tên khách hàng (hoặc là tên doanh nghiệp); địa chỉ, đăng ký kinh doanh, nghề nghiệp kinh doanh... đối với khách hàng doanh nghiệp; công việc, tình trạng hôn nhân... với khách hàng cá nhân.
- Thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ đối với doanh nghiệp; tình trạng công việc, tình hình tài chính của gia đình và mức lương đối vớí khách hàng cá nhân.
- Thông tin liên quan đến dự án xin vay, tài sản đảm bảo của khách hàng và các thông tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án cũng như tài sản đảm bảo cho khoản vay nếu rủi ro xẩy ra với dự án.
- Thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng còn phải dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo…
- Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng khác. Tiếp theo đó là một việc cũng không kém phần quan trong đó là thu thập thông tin về khách hàng sau khi cho vay, để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro có thể xẩy ra với khoản tín dụng đã cấp.
Tóm lại, Xây dụng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thập, chi nhánh sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng, từ đó nâng cao tính chính xác trong việc chấm điểm các thông tin phi tài chính trong xếp hạng rủi ro tín dụng, do đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.