Đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho các dự án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ ĐÀO TẠO (Trang 79 - 84)

I Xây dựng CSVC 2275000 210000 380000 380000 215000 20

5 Giám sát, đánh giá Dự án 0,4%

3.3.2. Đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho các dự án

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua có những thay đổi to lớn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới nước ta vẫn còn thua kém về nhiều mặt, trong đó điển hình là lĩnh vực GD&ĐT. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, tăng cường chi NSNN cho lĩnh vực GD&ĐT nói chung và cho CTMTQG GD&ĐT nói riêng năm sau cao hơn năm trước phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế song nguồn vốn NSNN đầu tư cho lĩnh vực về GD&ĐT vẫn còn hạn hẹp do NSNN không chỉ chi riêng cho lĩnh vực GD&ĐT mà còn phải chi cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, một mặt đòi hỏi Nhà nước cần có sự đầu tư hợp lý nhằm tránh sự thâm hụt ngân sách nặng, không cân dối được thu chi; mặt khác đòi hỏi cần phải san bớt gánh nặng cho NSNN bằng cách huy động thêm các nguồn tài chính ngoài NSNN. Trên thực tế trong những năm triển khai thực

hiện các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT, nguồn tài chính đầu tư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc thực hiện các dự án. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả cao nhất các dự án của CTMTQG GD&ĐT, yêu cầu hàng đầu là cần phải huy động nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, cần phải quán triệt quan điểm: Nhà nước đầu tư cho địa phương thông qua các dự án bằng cơ chế “hỗ trợ” cho những nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, ngành tại địa phương. Nguồn tài chính của chương trình chỉ hỗ trợ để thực hiện những nhiệm vụ có tính chất then chốt nhất, tạo điều kiện tiền đề ban đầu để địa phương có cơ sở thực hiện tiếp. Các nhiệm vụ, dự án thuộc địa phương chủ yếu được thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương và nguồn tài chính huy động khác là chính. Do đó một trong những biện pháp tốt nhất là thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm đạt hai mục tiêu lớn: thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. Xã hội hóa giáo dục vừa là nguồn lực vừa là xu thế phát triển GD&ĐT trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh xã hội hoá theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về “ Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”.

Một số các giải pháp cần tiếp tục triển khai:

Giải pháp về bố trí ngân sách:

- Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách cho các lĩnh vực, xác định rõ mục tiêu ưu tiên, phạm vi đầu tư của NSNN theo hướng ưu tiên cho vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, đối tượng người có công và chính sách đối với người nghèo, đảm bảo công khai, hợp lý.

- Phân cấp cho địa phương ban hành một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi phù hợp với đặc điểm của địa phương.

- Tập trung đầu tư cho giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hệ thống trường dân tộc nội trú các cấp, trường chuyên biệt; xây dựng lộ trình chuyển dần các cơ sở GD&ĐT công lập (trước mắt là các trường bậc THPT ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) sang hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Tăng đầu tư NSNN và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN: Trong đó ưu tiên sử dụng NSNN cho tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học, cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; giảm dần chi NSNN cho chi bộ máy và hoạt động thường xuyên của các trường, tiến tới các trường tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, NSNN không cấp đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của các trường. Ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho các khu vực, vùng miền còn chưa có điều kiện phát triển cơ sở giáo dục đại học.

- Tiếp tục khuyến khích thành lập các trường tư thục, trường đầu tư vốn nước ngoài tại Việt Nam, liên doanh, liên kết đào tạo với nước ngoài, đảm bảo các tiêu chí chất lượng do Nhà nước quy định.

Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các văn bản hướng dẫn tại một số Bộ, cơ

quan, Trung ương và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn khi triển khai các Nghị định trên.

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về việc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng vốn NSNN, nhằm mục đích từng bước cải cách cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch và phân bổ, cấp phát kinh phí ngân sách hiện nay, nghiên cứu thực hiện việc giao chỉ tiêu Ngân sách theo kết quả đầu ra. Từng bước chuyển cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ để khuyến khích các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.

- Nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán đối với cơ sở ngoài công lập nhằm cụ thể hoá việc phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đơn giản cách ghi chép quá trình hoạt động cung ứng dịch vụ, từ đó cung cấp đủ thông tin kinh tế phục vụ cho việc công khai báo cáo tài chính, phù hợp với đặc thù, quy mô hoạt động và trình độ kế toán của cơ sở ngoài công lập.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các tổ chức đơn vị hoạt động mang tính chất nhân đạo từ thiện (các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đảm bảo hoạt động của đơn vị công khai minh bạch, đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các tổ chức, đơn vị này.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thu và sử dụng học phí mới theo hướng: Mức thu từng bước tiến tới tính toán đầy đủ các chi phí cơ bản (như tiền lương, khấu hao các thiết bị, chưa tính đến khấu hao cơ sở học đường, nhà cửa, tài sản cố định lớn...), phù hợp với khả năng huy động nguồn lực xã hội, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương và từng giai đoạn nhằm phát triển kinh tế xã hội nhất là đối với các trường khối Đào tạo và dạy nghề; đồng thời ban hành và thực hiện đổi mới chế độ miễn, giảm học phí theo hướng nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho

người hưởng thụ là đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, thay vì cấp qua các đơn vị sự nghiệp, không phân biệt nhà nước và dân lập, tư thục.

- Các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức các lĩnh vực sự nghiệp được giao quản lý làm căn cứ cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương ban hành quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao, để có căn cứ đánh giá đối với các đơn vị sự nghiệp năm 2007 và các năm tiếp theo; đồng thời làm căn cứ để từng đơn vị sự nghiệp xây dựng hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp với mỗi cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị.

- Thực hiện tốt cơ chế tín dụng cho học sinh vay vốn đi học và được trả dần sau khi ra trường.

- Hướng dẫn việc chuyển đổi cơ sở GD&ĐT bán công sang loại hình ngoài công lập, tư thục. Quy định thủ tục thành lập, điều kiện thành lập và cấp giấy phép hoạt động đối với các trường dân lập và tư thục; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn hoá về cán bộ, CSVC đối với các trường ngoài công lập.

- Nghiên cứu xây dựng danh mục, hình thức và mức độ ưu đãi đầu tư cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực giáo dục GD&ĐT; xây dựng chính sách đầu tư, cơ chế nhà nước hỗ trợ ban đầu cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập. Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và công bố rộng rãi định hướng quy hoạch xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà đầu tư có cơ sở thực hiện, và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Nghị định

số 53/2006/NĐ-CP phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức của từng lĩnh vực.

- Các địa phương có quy hoạch về đất, dành quỹ đất để xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển xã hội hoá. Chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Thực hiện tốt xã hội hoá trong lĩnh vực GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP thì chắc chắn nguồn tài chính ngoài NSNN hỗ trợ, đóng góp cho GD&ĐT nói chung, cho các dự án nói riêng sẽ tăng lên, tạo điều kiện tác động trở lại tích cực cho việc thực hiện CTMTQG GD&ĐT, đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra một cách tốt hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nguồn tài chính này không nằm trong kế hoạch và khó dự đoán nên phải được công khai.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ ĐÀO TẠO (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w