So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA (Trang 77 - 176)

7. Kết cấu của đề tài

3.6.So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana

Cùng với Yoshimoto Banana, Haruki Murakami là tác giả triển vọng, góp phần đem đến sự khởi sắc mới trong văn học hiện đại Nhật Bản. Murakami

73

Haruki và Yoshimoto Banana có những cách tiếp cận mới mẻ, văn phong riêng trong mỗi tác phẩm của mình, được nhiều độc giả yêu thích và đón nhận. Tác phẩm của Yoshimoto Banana trở thành hiện tượng văn học, báo chí hay sử dụng những câu như “hiện tượng Haruki – Banana” hoặc “cặp đôi Murakami” để nói về hai nhà văn này. Sự bùng nổ của văn học Nhật Bản trên thế giới những thập kỷ gần đây với thành công vang dội của hai nhà văn Murakami và Banana, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này, qua đó khẳng định xu hướng sáng tác độc đáo xuất phát từ truyền thống Phương Đông.

Murakami Haruki sinh năm 1949 tại Kyoto và hiện đang sống ở Boston, Mỹ, là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay. Murakami tốt nghiệp ngành học nghệ thuật sân khấu, Đại học Wasede, Tokyo 1968, từng sống tại Ý, là giáo sưĐại học Princeton. Murakami là người am hiểu âm nhạc, thích nhạc Jazz, là người có khả năng đoạt giải Nobel trong tương lai.

Tác phẩm của Banana và Murakami đều giống nhau ở chỗ phản ánh sự cô

đơn của tuổi trẻ trong xã hội Nhật hiện tại. Các nhân vật trong tác phẩm của hai tác giả đều là những con người trẻ tuổi nhưng phải gánh chịu nỗi cô đơn, phải chịu nhiều tấm bi kịch. Cách thể hiện về nỗi cô đơn của các nhân vật trong truyện

được hai tác giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Murakami thiên về cái mãnh liệt của bi kịch, Banana lại thể hiện sự chấp nhận nhẹ nhàng đối với sự mất mát trong cuộc sống. Có thể nói, Yoshimoto Banana đã từ chối sự bi lụy ngay cả

trong tận cùng của nỗi đau. Trong “Rừng Nauy”, hầu hết các nhân vật bị bủa vây bởi sự cô độc, dường như đó chính là hình ảnh chung cho các nhân vật của Murakami. Câu chuyện bắt đầu bằng những hồi ức của một chàng thanh niên Torou nhớ thương người bạn gái cũ Naoko. Qua đó, những tư tưởng, diễn biễn cuộc sống sinh viên phần nào được tái hiện. Số phận những người bạn đã tác

động vào cuộc sống của nhân vật chính Torou. Cái chết ám ảnh trong toàn bộ

tiểu thuyết. Những người chết trong truyện của Murakami Haruki đều còn rất trẻ, chỉ từ 17- 20 tuổi. Họ tự treo cổ, chết trong xe hơi hoặc dùng hơi ga để chấm dứt cuộc sống.

74

Cái chết không phải là sự đối lập của cuộc sống mà là một phần của nó.

Điều này nói ra bằng lời nghe thật tầm thường. Mặc dù đối với tôi hồi ấy không phải là lời mà là một cái u ở bên trong tôi. Bên trong những cái chặn giấy, bên trong bốn quả cầu đỏ trắng bên bàn bi-a, cái chết tồn tại. Và chúng ta, những người sống, hàng ngày hít thở nó vào phổi mình như hút bụi vậy.” [40]

Nhân vật trong tác phẩm của Banana buồn về cái chết của người thân, người yêu, day dứt với những mối tình phức tạp; còn nỗi buồn thường có ở nhân vật trong các tác phẩm của Murakami phần lớn vì họ theo đuổi một lối sống độc lập và do đó luôn rơi vào cô đơn. Các nhân vật của Murakami sống tự do, có tính hiện đại với niềm khao khát được là chính mình. Trong “Rừng Nauy” có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn. Trong các tác phẩm của Banana có nhiều bi kịch, song các nhân vật đều có nghị lực để vượt qua.

Ở Nhật Bản, ngay từđầu những năm 70 của thế kỉ trước, tức là giữa thời kì phát triển cao độ của nền kinh tế Tư bản, văn học hậu hiện đại đã bắt đầu nảy nở,

đến Murakami Haruki thì nền văn học hậu hiện đại lại càng nổi bật hơn. Những so sánh, ẩn dụ siêu thực, những nỗi đau, bi kịch trong tác phẩm của Murakami vẫn chưa có lối thoát, chưa có cách giải quyết thỏa đáng nào cho tình trạng tù

đọng, bế tắc về tâm hồn và hiếm có tương lai tươi sáng dành cho các nhân vật. Khi phân tích sáng tác của Murakami, đại đa số các nhà phê bình Nhật Bản và nước ngoài đều nhận định rằng: “Ông tạo ra một thế giới, trong đó các nhân vật bị bế tắc trong cuộc đời đã đi lang thang vô nghĩa trên các khu phố đô thị của Nhật Bản hiện đại. Trong đó tình yêu chỉ là những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, ởđó những người phụ nữ không còn giữ được nữ tính, mà mạnh về quyền lực và vô cảm” [32]. Truyện của Banana thì cho dù khởi đầu có u ám, đau khổ, tuyệt vọng

đến mấy thì khi kết thúc truyện các nhân vật đều nhận thấy được chút ánh sáng nơi bóng tối ảm đạm và tự mình vươn lên con đường phía trước. Bởi vậy mà trang văn trong truyện Banana tươi mới, lạc quan hơn.

Nếu như trong “Rừng Nauy”, Murakami luôn để các nhân vật hoài nghi tất cả, cố gắng tranh đấu để khẳng định sự tồn tại, nhưng rồi lại thua cuộc một cách

75

chua chát, cay đắng thì nhân vật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana lại cố đi tìm lời giải cho những giới hạn tự nhiên của cuộc sống, cố gắng tìm cho mình con đường để sống tốt và ý nghĩa hơn. Những ưu phiền, hoài nghi về cuộc sống của các nhân vật trẻ được Yoshimoto Banana cảm nhận và diễn tả nhẹ

nhàng, trang nhã, qua đó còn ẩn chứa thông điệp về ý nghĩa của tồn tại, về sự

sống – cái chết và cả tình yêu không kém phần thấm thía, sâu sắc.

Hai tác giả cùng viết về chủ đề tình yêu, tình yêu trong các sáng tác của Banana là một trong những chủđề chính được Banana đưa vào cả tình yêu đồng huyết, đồng tính, nhưng Banana không miêu tả trực tiếp về sex, còn Murakami mạnh dạn đưa yếu tố sex vào trong tác phẩm của mình. Một trong những cuốn sách gây chú ý về sex nhất có lẽ là “Rừng Nauy”, các nhân vật trong truyện đều

được mô tả như thể chỉ có sex là tồn tại với họ. Cậu chàng sinh viên năm thứ hai

Đại học Nagasawa không thể nhớ nổi mình đã ngủ với tám mươi hay một trăm cô gái, và còn nhiều cảnh được Murakami miêu tả một cách trần trụi khác nữa. Sex không chỉ là sự thực trần trụi mà còn là ẩn dụ về những giá trị sống của thanh niên Nhật Bản vào những năm 60 – 70, trở thành vấn đề nổi trội trong xã hội hiện đại. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Theo tôi, sex với liều lượng như trong “Rừng Nauy” là nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: những sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con người cô đơn. Viết về lớp trẻ của Nhật những năm 60, 70 mà không có tính dục là không thành thật.” [31]

Tác phẩm của Yoshimoto phản ánh trung thành những thói quen của tuổi trẻ

Nhật Bản với một nền văn hóa trẻ, nhịp sống sôi nổi, hối hả… Banana bộc lộ một cách chân thành về chính thế hệ mình. Trong trường hợp của Murakami, một nhà văn tuổi 60, và vì thế thuộc thế hệ đi trước Yoshimoto, chúng ta thấy tác phẩm của Murakami thể hiện những thói quen văn hóa hiện đại rõ nét hơn. Trong văn học hiện đại, hầu như chẳng có tác giả nào không nói tới “vết thương tinh thần nặng nề”, Murakami thích nói tới chiến tranh, còn nữ nhà văn Banana thường hay nói tới khía cạnh gia đình hơn. Chúng ta nhận thấy rằng Murakami tỏ ra là một người trần thuật điêu luyện, già dặn hơn nhiều so với Yoshimoto. Đó có thể

76

là do sự khác biệt về tuổi tác, về mức độ kinh nghiệm, sự từng trải trong cuộc sống giữa hai nhà văn.

Dưới con mắt của giới học thuật truyền thống, văn chương của Murakami (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đưa nhiều văn hóa Phương Tây vào: từ hotdog, spaghet ti, hamburger, đến Hemingway hay salinger, các album nhạc pop hay rock của British hay American pop… Song cả Murakami và Banana đều có sự hòa trộn giữa văn hóa Phương Tây và Nhật Bản, giữa chất truyền thống và hiện đại đầy mới mẻ. Murakami từng nói: “Tôi thích rượu vang Pháp. Nhưng chẳng ai bảo rằng vì vậy mà tôi chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Tôi vẫn là một tiểu thuyết gia Nhật Bản, không gì khác. Tôi không nghĩđấy là điều gì lạ lùng, sai lạc, kỳ quặc, trái khoáy, phi tự

nhiên hay đáng thẹn. Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là những con người. Tôi gọi họ là “những con người của tôi”. Có thể diễn dịch rằng ấy là “người Nhật” mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung” [24]. Trong tác phẩm, Murakami hay trích dẫn văn học Mỹ, Banana chịu ảnh hưởng văn học Nhật Bản mà chủ yếu là manga – loại truyện tranh thiếu nữ Nhật Bản. Murakami còn đưa vào tác phẩm nhiều đề tài từ xã hội, con người, lịch sử, địa lý đến nhạc họa, phim ảnh hay chính trị, y học, làm cho truyện của ông thêm phức tạp về tình tiết, đa dạng về nội dung, còn truyện của Banana lại đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, cả hai nhà văn có sức lôi cuốn theo cách riêng của họ.

Một điều đặc biệt nữa là Murakami và Banana đều chịu ảnh hưởng từ âm nhạc. Murakami dùng âm nhạc làm nền cho các câu chuyện. Trong “Rừng Nauy”,

ở quán bar, lúc đi trên đường, khi thơ thẩn một nơi xa lạ, khi trong vòng tay ấm áp của người yêu, lúc ly biệt người thương nhớ… âm nhạc là động lực tinh thần luôn luôn nâng đỡ tâm hồn các nhân vật Wanatabe, Hajime, Naoko…

Murakami đưa người đọc hòa vào từng cung bậc của giai điệu âm nhạc theo cách riêng của ông, bản “Rừng Nauy” là tác phẩm mang đậm dấu ấn của ban nhạc The Beatles. Trong tác phẩm, Murakami còn giới thiệu một cách kín đáo bản nhạc “Burning Pown the House” của Talking Heads. Yoshimoto Banana chưa từng phủ nhận việc cô chịu ảnh hưởng của âm nhạc và văn học Âu Mỹ và hay đưa những chi tiết ấy vào tác phẩm của mình. Điển hình như tác phẩm

77

Moolight Shadow” đã dựa trên bản nhạc cùng tên trong tập nhạc “Crises” của Mike Oldfield, tác phẩm “N.P” cũng dựa trên bản nhạc “North Point” – một bản nhạc khác cũng của Old field. Trong “Thằn lằn” ngay ở trang đầu, Banana ghi lời

đề tặng cho Kurt Cobain - ca nhạc sĩ Mỹ. “Nếu không có nhạc của anh thì tôi chẳng bao giờ viết được những trang này. Anh đã ra đi, nhưng nhạc của anh còn mãi mãi với chúng ta”. Ở điểm này, Yoshimoto Banana và Murakami Haruki rất giống nhau, cùng lấy âm nhạc làm nền cho văn chương.

Nhật Chiêu từng đánh giá về Murakami: “Sức sáng tác của Murakami thật phong phú, đa dạng và mỗi tác phẩm của ông là một tìm tòi, khám phá mới về

thế giới chung quanh và vềđáy sâu tâm hồn con người.” [42]

Quả thật “Haruki Murakami là một trong những chiếc chìa khóa để bước vào thế giới văn học đương đại. Còn Yoshimoto Banana là cây viết cô đọng tinh túy từng khoảnh khắc của cuộc sống” [42]. Hai nhà văn có những nét giống nhau và nét riêng độc đáo trong cách xây dựng thế giới truyện của mình, để rồi tạo ấn tượng tốt nơi nguời đọc, đặc biệt là giới trẻ có sự quan tâm nhiều tới các tác phẩm của hai nhà văn.

KT LUN

Nhật Bản có một kho tàng văn học quý giá cùng với bề dày của sự phát triển lâu đời. Bên cạnh những thể loại thơ, thì tiểu thuyết cũng là một thể loại phát triển nổi bật trong văn học hiện đại Nhật Bản. Điều đó đã làm cho văn học Nhật phát triển đa dạng về các thể loại. Sự đa dạng của văn học Nhật Bản được khẳng định bằng những cây bút rất khác nhau. Trong đó nổi lên cây bút trẻ và

độc đáo là Yoshimoto Banana. Ngay từ tác phẩm đầu tay (“Kitchen”, xuất bản năm 1987) tên tuổi và ảnh hưởng của Banana đã lan tỏa ra toàn thế giới. Cô cùng với Murakami Haruki là những tác giả đã góp phần đổi mới nền văn học hiện đại Nhật Bản. Thường thì khi nói đến cái mới thì người ta thường hay nghĩ tới cái cũ

và so sánh giữa cái mới và cái cũ có sự khác biệt như thế nào. Song trong văn chương nghệ thuật, nói đến cái mới chính là nói đến phong cách sáng tác riêng, nét độc đáo, đặc sắc của mỗi nhà văn. Đó là phẩm chất mang đậm cá tính sáng tạo đặc trưng của mỗi người nghệ sĩ. Banana chính là một trong số các tác giả

như vậy, hiện nay ở tuổi 45, tên tuổi và vị trí của cô đã đựơc khẳng định và được mọi người biết đến như một trong những nhà văn Nhật Bản thành công nhất. Những nhà văn cùng thời như Amy Yamada, Hitomi Kanehara… tạo nên cả một thế giới mãnh liệt, tập trung vào những mặt trái và góc khuất của cuộc sống giới trẻ, không ngại ngần vạch ra những điều khó nói với một giọng văn sắc lạnh, những miêu tả trần trụi. Banana nổi bật với một phong cách văn chương nhẹ

nhàng và da diết với những gì xẩy ra xung quanh mình, thấm đẫm niềm tin vào cuộc sống trước những sóng gió của cuộc đời, gợi mở tương lai ngày mai tươi sáng cho những con người trẻ tuổi trên cái nền ảm đạm của thời đại.

Thế giới trong các tiểu thuyết của Banana thường nhỏ bé, chỉ là một căn bếp, một chiếc ghế sopha, một nhà trọ mùa hè… Những nhân vật của cô cũng rất bình dị, và những mối quan hệ của họ với xã hội cũng chỉ vỏn vẹn gói trọn trong một số người. Nhưng nếu càng đọc, càng thấy mênh mang, càng thấy thế giới nội tâm của họ rộng lớn mang nhiều chất suy tư, triết lý. Họ là những nhân vật có tính chất sáng tạo độc đáo.

Giọng văn mượt mà, súc tích, ngắn gọn nhưng mang một nỗi buồn bất tận, những dòng suy nghĩ miên man và buồn thảm. Các nhân vật của cô không cao xa, vĩ đại, họ bình thường như bất kì ai trong xã hội. Nhưng có thể thấy rõ những nhân vật ấy luôn chỉ trú ngụ trong vòng nhỏ của gia đình, bạn bè, những người thân. Chính cuộc sống bình dị ấy, qua những con người như thế, nhỏ bé và cô

đơn, u buồn và lặng lẽ, Yoshimoto đã vẽ nên tất cả thế giới rộng lớn này.

So với các nhà văn tiền bối, những cây bút danh tiếng trong văn đàn Nhật Bản, nét mới của Banana chính là ở lối biểu cảm đơn giản, hiện đại trong đó cuộc sống cân bằng của cá nhân, mà chủ yếu là những người phụ nữ trẻ là nét nổi bật và xuyên suốt trong các tác phẩm của cô.

“…Điểm đặc biệt, những tổn thương, momg manh như thế khiến người ta có thể rơi nước mắt, song lại không nhuốm sự bi quan, phản ứng bất bình sau những gì không mong muốn xẩy đến. Bởi trong những khoảnh khắc đó, cái tôi yếu đuối những xiết bao chân thật được hiện diện ở người phụ nữ bất hạnh này. Họ đẹp một cách lạ lùng, dẫu rơi vào nỗi đau, sự cô đơn, họ vẫn tự mình đối diện với nó. Thứ tâm lý mỏng manh và trong suốt đó khiến độc giả cảm nhận, dường như mình đã chạm tới nỗi đau…” [26]

Tác phẩm của Yoshimoto Banana đôi lúc thấy mơ hồ, khó hiểu. Trong sáng tác của cô có đầy xúc cảm của thế giới nội tâm nhân vật, tâm trạng hoang mang, trống vắng, hơi u tối của những con người trong cuộc sống hiện đại. Nhân vật của Banana là sự tự do thể hiện những cảm xúc tinh tế và mạnh mẽ, đồng thời cũng là những khát vọng tìm kiếm tận cùng cá nhân. Những nhân vật trong các tác phẩm của Banana tưởng chừng kỳ quặc, “không có thật” là sự phi thường hóa khả năng xúc cảm, nhưng lại rất lôgic với hoàn cảnh hiện thực.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA (Trang 77 - 176)