2005 ->2007
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất
Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới, ngân hàng Công thương cần thành lập ban quản lý rủi ro và Hội đồng quản lý tài sản nợ- có(ALCO). Riêng đối với quản lý rủi ro lãi suất, ngân hàng Công thương cần sử dụng mô hình quản lý rủi ro ALM để xác định mức độ rủi ro và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được:
Khối kinh doanh HĐ định chế HĐ tín dụng
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc và kế toán trưởng
Khối dịch vụ Khối quản lý RR Khối hỗ trợ
P.Quản lý RR TD và đầu tư P.chế độ TD và đầu tư P.quản lý RR tt và tác nghiệp P.quản lý nợ có vấn đề Ban kế toán kiểm soát nội bộ
P.kế hoạch và hỗ trợ ALCO P.quản lýchi nhánh và thông tin P.pháp chế
P.xây dựng và quản lý ISO Các phòng ban khác
Quy định về quản lý rủi ro lãi suất theo mô hình ALM: các định chế tài
chính không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất mà cần đảm bảo tuân thủ một mức rủi ro lãi suất cho phép. Do đó, cần phải sử dụng các phương pháp để lượng hoá rủi ro lãi suất, tần suất, xem xét lại rủi ro này và chỉ ra những biện pháp điều chỉnh rủi ro trong trường hợp hạn mức bị vi phạm
Quy định hạn mức rủi ro lãi suất theo mô hình ALM: Hạn mức rủi ro lãi
suất chính là giá trị rủi ro lãi suất tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được tại mọi thời điểm. Hạn mức được thiết lập theo độ biến động giá trị thị trưòng của Tổ chức tài chính và thu nhập lãi suất ròng theo động thái của lãi suất: giá trị thị trường bằng chênh lệch giữa tổng giá trị thị trường của tài sản có và giá trị thị trường của tài sản nợ, thu nhập lãi suất ròng dựa trên đánh giá thu nhập tương lai trên cơ sở định hướng kinh doanh tương lai và sự biến động lãi suất. Các giới hạn về giá trị thị trường của tổ chức và thu nhập lãi suất ròng phải duy trì mức rủi ro lãi suất ở mức độ có thể chấp nhận được đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt vừa đủ để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Quy định mô hình hoá rủi ro lãi suất theo mô hình ALM: Để lượng hoá
rui ro lãi suất cần một số loại mô hình hoá. Không phụ thuộc vào quy mô của Tổ chức tài chính nhưng báo cáo càng phức tạp thì mô hình cần phải phức tạp hơn. Quy định mô hình hóa ALM cần bao hàm những phân loại mô hình hoá để phân tích rủi ro lãi suất, ngoài ra nó cần phải đảm bảo tính thống nhất của quá trình lượng hoá. Trong các tổ chức tài chính lớn, việc quản lý rủi ro phải được thực hiện và xử lý kết quả do một cán bộ độc lập hoặc một bộ phận thực hiện. Ở các tổ chức quy mô nhỏ , việc này có thể là phi kinh tế. Khi lựa chọn được mô hình để lượng hoá rủi ro lãi suất thì những giả thiết của mô hình cần được quy định rõ ràng để vừa đảm bảo tính chính xác và thống nhất đối với phân tích rủi ro, vừa hỗ trợ cho Hội đồng quản trị và các nhà quản lý nắm bắt được kết quả phân tích