Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)

Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT Việt Nam), tên giao dịch quốc tế trước đây là Incombank và hiện nay đổi thành Vietinbank, là một trong 5 NHTM Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/1988.

Tháng 10/1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thi hành, đánh dấu bước phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng của NHNN và chức năng kinh doanh của NHTM. Đến 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ký quyết định số 402/QĐ thành lập NHCT Việt Nam, khẳng định NHCT Việt Nam là một NHTM có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán độc lập. Đến 21/9/1996, theo quyết định 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN, NHCT Việt Nam được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.

Từ năm 2001, NHCT Việt Nam tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo Đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam được Chính phủ phê duyệt nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế.

Thực tiễn 20 năm xây dựng và trưởng thành của NHCT Việt Nam là quá trình không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, bộ máy tổ chức, vừa mở rộng các loại hình dịch vụ vừa đổi mới công nghệ và ứng dụng phương pháp

quản lý mới. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa năng hoá, đa dạng hoá, cung cấp thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới. Năm 2003, theo chỉ định của Chính phủ, NHCT Việt Nam là ngân hàng duy nhất của Việt Nam trở thành hội viên Hiệp hội các Ngân hàng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khối APEC. Trong những năm qua, NHCT Việt Nam đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng như: "Top ten thương hiệu mạnh ", "Sao vàng đất Việt", "Cúp vàng thương hiệu, nhãn hiệu", "Ngôi sao kinh doanh",...

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại (Trang 30 - 31)