Kết quả thực hiện thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 41 - 47)

HÌNH SỰ CỦATÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

3.1.2.Kết quả thực hiện thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Từ khi áp dụng các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện, tình hình tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Số lượng VAHS mà TAND cấp huyện phải xét xử vẫn tiếp tục tăng cả về tính chất mức độ nghiêm trọng, nhất là các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, đặc biệt là tội phạm về ma tuý, tham nhũng chiếm tỉ lệ cao, các tội phạm xâm phạm sở hữu, an toàn giao thông... chưa có hướng giảm.

Đối với Tòa án cấp huyện được thực hiện thẩm quyền mới, theo báo cáo của TANDTC, VKSNDC, Bộ quốc phòng, Bộ công an, đến 31/12/2005, 90 TAND cấp huyện đã xét xử 23.696 vụ/34.037 bị cáo. So với trước khi tăng thẩm quyền đã tăng 5.080 vụ (tăng 21,44%) và tăng thêm 7.932 bị cáo (tăng 23,3%). Về chất lượng xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền mới, trong số 5.043 vụ được xét xử thì có 1.463 vụ án bị kháng cáo, kháng nghị (chiếm 29%). Tòa án cấp phúc thẩm đã sửa án, hủy án đối với 411 vụ (chiếm 8,15%).

Từ những phân tích trên đây cho thấy, việc xét xử của TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền đối với các VAHS thuộc thẩm quyền xét xử mới là tương đối bảo đảm, số lượng vụ án, bị cáo bị Tòa án phúc thẩm huỷ hoặc sửa chỉ chiếm 8,14% (tương đương với chất lượng xét xử của TAND cấp huyện trước khi thực hiện thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2003). Trong đó, các vụ án bị cải sửa là do cấp phúc thẩm phát hiện có tình tiết giảm nhẹ mới (ở cấp sơ thẩm bị cáo không nhận tội, chưa bồi thường thiệt hại... khi lên cấp phúc thẩm đã khai báo ăn năn, hối cải và bồi thường thiệt hại) nên đã được cấp phúc thẩm giảm hình phạt hoặc cho hưởng án treo đối với các bị cáo này. Điều đó đã chứng minh thực tế là lần đầu tiên được xét xử các vụ án theo thẩm quyền mới,

một số vụ án chưa được TAND cấp huyện đánh giá hết tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, do vậy còn xử bị cáo hơi nặng. Ví dụ:

Ngày 26/5/2006, Cao Mạnh Tiến đi xe máy lên bản Thôn Mòn, Thuận Châu, Sơn La mua hêrôin và hồng phiến của người đàn ông không quen biết hết 4 triệu đồng để sử dụng và mua bán. Trên đường về, Tiến dùng hêrôin chia thành các gói nhỏ nhét vào điếu thuốc lá Sa Pa. Cho 24 viên hồng phiến vào điếu vinataba. Tiến đã sử dụng 3 viên hồng phiến. Số ma túy còn lại bỏ vào túi, giắt vào giá đèo hàng.

Trên đường về, Thịnh gọi điện cho Tiến hỏi mua hêrôin, Tiến hẹn Thịnh đến nhà Bua ở phường Chiềng Lề thị xã Sơn La để mua bán. Tại đây, Tiến và Thịnh đã bị Công an bắt quả tang trong khi đang trao đổi. Vật chứng thu được gồm 0,72 gam hêrôin; 18,3 gam methamphetamin (hồng phiến); 86 nghìn đồng. Do có hành vi trên, tại bản án hình sự sơ thẩm số 176/2006/HSST ngày 9/12/2006, TAND thị xã Sơn La đã tuyên bị cáo Cao Mạnh Tiến phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, áp dụng Khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 xử phạt bị cáo Cao Mạnh Tiến 8 năm tù giam.

Bị cáo Tiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bản án số 19/2007/HSPT ngày 16/1/2007 đã sửa một phần bản án sơ thẩm, áp dụng khoản 2 Điều 194; điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS sử phạt bị cáo Tiến 7 năm tù giam.

Qua việc giải quyết vụ án trên có thể nhận thấy, trong quá trình giải quyết vụ án, TAND thị xã Sơn La đã không xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 khi bị cáo đã tỏ ra ăn năn, hối cải, khai báo rõ ràng, thành khẩn trong suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa. Mặt khác, nếu quy đổi sang methaphetamin thì tổng số ma túy ở thể rắn trọng lượng bị cáo mua bán là 27,86 gam chỉ là mức khởi điểm quy định tại điểm g khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999. Do vậy, cấp sơ thẩm sử phạt bị cáo 8 năm tù là quá nghiêm khắc. Cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bị cáo là có căn cứ và việc giảm hình phạt xuống 7 năm tù đối với bị cáo Tiến là phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội của bị cáo.

Theo báo cáo kết quả giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện thẩm quyền mới theo quy định của BLTTHS năm 2003 đã nhận xét, so với trước đây, số lượng các VAHS được điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện thực hiện thẩm quyền mới tăng 21,44%. Trong số các vụ án thuộc loại tăng thẩm quyền, chủ yếu tập chung ở một số loại tội như tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý (1.201 vụ chiếm 24%); tội vi phạm các quy định về giao thông đường bộ (512 vụ chiếm 10%); tội cướp giật tài sản (423 vụ chiếm 8,3%)... và tập chung ở các quận, huyện thuộc thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Theo thống kê của ngành Toà án, trong một năm rưỡi thực hiện thẩm quyền mới, đơn vị có số lượng án thụ lý cao nhất ở thành phố Hà Nội là TAND quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng; ở thành phố Hồ Chí Minh là TAND quận 1, quận Gò Vấp. Đơn vị có số lượng án hình sự thuộc loại án tăng thẩm quyền ít nhất là TAND thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang (3 vụ). Trung bình số lượng án hình sự thụ lý sau khi thực hiện thẩm quyền mới tăng bình quân từ 25 đến 30 vụ trong một năm.

Đối với các Toà án chưa được thực hiện thẩm quyền mới theo quy định của BLTHS năm 2003, theo báo cáo của VKSNDTC và TANDTC, từ 1/7/2004 đến 31/12/2005, cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền đã xét xử 44.119 vụ, nhiều gần gấp đôi số lượng vụ án mà TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền. Về chất lượng xét xử, có 8.002 vụ có kháng cáo, kháng nghị (chiếm 18% tổng số án sơ thẩm của TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền). Kết quả xét xử phúc thẩm là sửa án và huỷ án là 2872 vụ (chiếm 6,5% tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm). Trong số 46.934 vụ án mà TAND cấp huyện thụ lý còn 1.611 vụ chưa được giải quyết (chiếm 3,4%). Như vậy, so với trước khi có BLTTHS năm 2003 thì hiệu quả, chất lượng xét xử của TAND cấp huyện được tăng lên rõ rệt.

Nếu lấy năm 2002 để so sánh thì số vụ án mà TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm là 29.639 vụ có 7.139 vụ bị kháng cáo, kháng nghị (chiếm 24%) và số án

sơ thẩm bị Toà án phúc thẩm sửa và huỷ chiếm 34,3% (hiện nay chỉ là 26%) so với số án sơ thẩm của cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

Như vậy, nếu so sánh chất lượng xét xử của các TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền tại thời điểm 2004 - 2005 với chất lượng xét xử của TAND cấp huyện trước đó, thì rõ ràng chất lượng xét xử của TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền nâng lên nhiều, cụ thể: so với năm 2002, số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị của TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền giảm hơn so với thời kỳ trước là 6% (từ 24% xuống còn 18%), chất lượng xét xử hiện nay được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ số án bị Toà án cấp phúc thẩm sửa hoặc huỷ so với tổng số án đã xét xử sơ thẩm giảm từ 8,2% xuống còn 6,4%.

Nếu so sánh chất lượng xét xử của TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền và TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền, ta thấy, số án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị ở TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền (29%) cao hơn TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền (18%), số án sơ thẩm bị Toà án cấp phúc thẩm sửa án hoặc huỷ án của TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền (8,15%) cũng cao hơn so với TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền (6,5%). Như vậy, chất lượng xét xử các VAHS theo thẩm quyền mới ở TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền thấp hơn ở TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền.

Chất lượng xét xử các VAHS theo thẩm quyền mới của TAND cấp huyện tương đương với chất lượng xét xử trước khi thực hiện thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2003.

Cũng ở các TAND cấp huyện, sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thì thủ tục rút gọn cũng bắt đầu được áp dụng để xét xử các vụ phạm tội khi có đủ các điều kiện luật định. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng vụ án được áp dụng thủ tục rút gọn. Trên thực tế, thủ tục này chưa được áp dụng phổ biến, dù không bị hạn chế áp dụng đối với TAND cấp huyện được thực hiện thẩm quyền mới hay không. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù có 11 đơn vị cấp huyện, nhưng đến thời điểm này mới chỉ có 3 đơn vị áp dụng thủ tục rút gọn, đó là: thị

xã Sơn La, huyện Mộc Châu, huyện Yên Châu, số lượng VAHS được áp dụng thủ tục này để giải quyết cũng không nhiều. Cũng theo phản hồi của các cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật cho rằng, có nhiều trường hợp tội phạm thực hiện là tội phạm nghiêm trọng và có đủ điều kiện khác để áp dụng thủ tục rút gọn cũng có thể xem xét áp dụng thủ tục này, cũng có ý kiến cho rằng cần kéo dài thêm thời hạn điều tra... Những ý kiến trên cũng cần được các nhà làm luật nghiên cứu xem xét để có những quy định cho phù hợp.

Từ kết quả phân tích trên đây có thể đi đến kết luận, ở nước ta, chất lượng xét xử của TAND cấp huyện được tăng hơn nhiều. Các Tòa án được tăng thẩm quyền, mặc dù phải giải quyết một khối lượng vụ án lớn hơn, tính chất phức tạp hơn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng xét xử như khi chưa tăng thẩm quyền. Mặt khác, các đơn vị đang chờ kiện toàn để thực hiện thẩm quyền xét xử mới thì có chất lượng xét xử cao hơn hẳn, được thể hiện ở số lượng án kháng cáo, kháng nghị giảm, cho thấy các đơn vị này đã sẵn sàng để tiếp tục thực hiện việc thống nhất thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.

Đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã đạt được từ khi thực hiện BLTTHS năm 2003, ta thấy, việc tăng thẩm quyền làm cho số lượng các VAHS mà TAND cấp huyện xét xử (đặc biệt là ở các TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền) tăng lên khoảng 20% số vụ và 23% số bị cáo, nên số án phúc thẩm ở cấp tỉnh cũng tăng đáng kể (11%), trong khi đó số án phúc thẩm của TANDTC lại giảm đáng kể (khoảng 28%), số án để quá hạn ở cấp phúc thẩm giảm 56%. Kết quả trên đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện cũng như cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện là đúng đắn, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp.

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại khi thực hiện thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Đối với các đơn vị chưa được tăng thẩm quyền, nhìn chung số lượng vụ án

xét xử phần lớn đều là những vụ án mà bị cáo phạm tội ở khoản 1 hoặc khoản 2, có ít tình tiết định khung. Do vậy, việc đánh giá về tính chất và mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội để tuyên án đơn giản hơn, không khó xác định. Mặt khác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, cán bộ ngành Toà án cũng như của những người tiến hành tố tụng khác được nâng cao, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị làm việc được trang bị khá đầy đủ, hiện đại. Do vậy, chất lượng xét xử khá cao.

Đối với các TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền, về chất lượng xét xử, mặc dù không cao bằng TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền, nhưng điều này cũng là một tất yếu vì số lượng vụ án mà TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền thụ lý và xét xử sơ thẩm sẽ nhiều hơn so với năm trước khi được tăng thẩm quyền (từ 20 đến 30 vụ/năm) và nhiều hơn so với Tòa án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền cả về số lượng, cả về tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án. Mặt khác, khi xét xử những tội phạm theo thẩm quyền mới, với khung hình phạt cao hơn, có nhiều tình tiết định khung phức tạp, khó xác định. Việc đánh giá trên thực tế còn có nhiều bất cập, ví dụ: tình tiết phạm tội nhiều lần trong các tội môi giới mại dâm, chứa dâm, tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuý... phần lớn số lần phạm tội là do bị cáo khai nhận mà không có căn cứ để xác định. Do vậy, khi bị cáo phản cung sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá những tội phạm có cấu thành vật chất. Ví dụ, tội nhận hối lộ, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, phần lớn là trường hợp thu lợi bất chính lớn đến rất lớn nhưng số tiền thu lợi do bị cáo khai nhận mà cũng không có căn cứ xác định.

Bên cạnh đó, việc tăng thẩm quyền dẫn đến các cơ quan tiến hàn tố tụng ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhiều loại tội phạm mới mà trước đây chưa từng giải quyết như tội cướp tài sản, tội phá huỷ công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia... Hầu hết các vụ án trên đều có tính chất phức tạp thường gây lúng túng cho quá trình giải quyết vụ án. Bước đầu, do còn chưa quen với các loại án mới về quy mô tội phạm, tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội,... việc áp dụng mức hình phạt còn nhiều lúng túng nhất định. Thực tế cho thấy, số vụ án phải trả lại

hồ sơ để điều tra bổ sung, các vụ án cần ra hạn điều tra, truy tố, xét xử là khá phổ biến làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài, án tồn đọng cao.

Đồng thời, tại TAND cấp huyện khi xét xử những VAHS theo thẩm quyền mới, việc xác định các căn cứ tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn lúng túng và thường áp dụng hình phạt cao hơn đối với các bị cáo so với việc xét xử các vụ án này tại Tòa án tỉnh. Đáng chú ý là vấn đề về nhân thân, họ là thương binh, là thành viên của gia đình liệt sĩ... dù đã có văn bản hướng dẫn cụ thể nhưng Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cấp huyện vẫn chưa xác định đầy đủ, đến khi phúc thẩm mới phát hiện là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm sửa án.

Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử mới cũng cho thấy rằng, trong quá trình xét xử các loại án tăng thẩm quyền cũng như chưa tăng thẩm quyền còn bộc lộ một số Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác về trình độ, năng lực còn hạn chế nên khi điều tra, truy tố, xét xử còn nhiều khó khăn, nhiều trường hợp ra bản án không đúng với tính chất của vụ án.

Với những tồn tại trên cho thấy, dù ít hay nhiều thì việc chuyển sang thực hiện thẩm quyền mới ở một số TAND cấp huyện cần phải có một “thời kỳ quá độ” để Toà án cấp này có thể hoàn thiện về mọi mặt đáp ứng toàn diện việc thực hiện thẩm quyền mới.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ THEO SỰ VIỆC CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 41 - 47)