THỰC TRẠNG XÉT XỬ THEO SỰ VIỆC CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 37 - 41)

HÌNH SỰ CỦATÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

3.1.THỰC TRẠNG XÉT XỬ THEO SỰ VIỆC CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

3.1. THỰC TRẠNG XÉT XỬ THEO SỰ VIỆC CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

3.1.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn

Hầu hết các Thẩm phán đều có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử, có thời gian công tác tương đối dài tại các TAND. Trình độ chuyên môn của Thẩm phán được nâng cao rõ rệt và nhanh chóng, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Biểu đồ dưới đây cho phép so sánh sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của Thẩm phán TAND cấp huyện qua các giai đoạn khác nhau.

Biểu đồ 1: Số lượng Thẩm phán TAND cấp huyện các năm 1998, 2003, 2005

Phân tích biểu đồ trên cho thấy, đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện đã có những bước tiến dài đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Nếu trước năm 1998, tổng số Thẩm phán trong cả nước mới có 2.253 Thẩm phán, đến tháng 6/2003 tăng lên 2.411 Thẩm phán (xem báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2003). Con số này là quá ít cho một khoảng thời gian là 5 năm (chỉ tăng thêm có 158 Thẩm phán). Mỗi năm, trung bình cả nước tăng thêm 31 Thẩm phán, và trung bình 2 năm mỗi tỉnh mới được bổ sung thêm 1 Thẩm phán. Thực hiện Nghị quyết 08/2002/NQ - BCT và thi hành BLTTHS năm 2003, Thẩm phán TAND cấp huyện được bổ sung thêm rất nhiều. Chỉ trong khoảng thời gian 1 năm, từ 2003 đến 2004, số lượng Thẩm phán được bổ nhiệm đã lên tới 3.690 Thẩm phán, tăng thêm 1.279 Thẩm phán (xem Nghị quyết số 716/2004/NQ - UBTVQH11). Số lượng Thẩm phán mới được bổ nhiệm bằng một nửa tổng số Thẩm phán trong cả nước năm 2003. Trung bình mỗi TAND cấp huyện được tăng cường thêm từ 2 đến 3 Thẩm phán. Bên cạnh việc bổ sung thêm về số lượng Thẩm phán TAND cấp huyện, trình độ Thẩm phán cũng được nâng cao, nếu như giai đoạn 1993 - 1998 chỉ có 1.336 Thẩm phán (chiếm 59%) có trình độ đại học Luật, còn lại là có trình độ trung cấp, luân huấn, thậm chí có cả Thẩm phán có trình độ sơ cấp hoặc không học (292 Thẩm phán) thì đến tháng 6/2003, số lượng Thẩm phán có trình độ đại học là 1.889 người (chiếm 78%, tăng 19%), không còn Thẩm phán có trình độ trung cấp, sơ cấp, hoặc không học. Đến nay, số lượng Thẩm phán có trình độ đại học đã chiếm khoảng 93%. Ở một số TAND các quận, huyện thuộc thành phố lớn trực thuộc Trung ương, 100% Thẩm phán có trình độ đại học Luật. Ví dụ, ở TAND quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng của thành phố Hà Nội, TAND quận Thủ Đức, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ... Theo báo cáo của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an và Bộ Tư pháp, tính tới ngày 31/12/2005, biên chế của các Tòa án được tăng thẩm quyền xét xử mới đã được tiếp tục bổ sung kịp thời. Cụ thể, đã bổ sung 271 người (trong đó có 85 Thẩm phán, 186 Thư ký Toà án), các đơn vị có số án tăng nhiều thì bổ sung thêm từ 2 đến 3 Thẩm phán và cán bộ ngành Toà án. Bảo đảm hầu hết mỗi đơn

vị được giao thẩm quyền mới có đủ 4 Thẩm phán trở lên. Trong đó, 96% số Thẩm phán và 95% số Thư ký đã có trình độ đại học Luật.

Ví dụ, ở một tỉnh miền núi như Sơn La, mặc dù còn nhiều khó khăn và mới chỉ có một đơn vị duy nhất là TAND thị xã Sơn La được thực hiện thẩm quyền mới từ 1/7/2004. Sau khi có quyết định tăng thẩm quyền xét xử, TAND thị xã Sơn La đã được tăng thêm 1 Thẩm phán và 1 biên chế. Số lượng Thẩm phán được tăng lên 6 Thẩm phán đáp ứng yêu cầu chung, đó là mỗi TAND được tăng thẩm quyền xét xử phải đảm bảo có tối thiểu 4 Thẩm phán. Tuy nhiên, về trình độ của Thẩm phán còn thấp hơn yêu cầu chung. Chỉ có 1 Thẩm phán có trình độ Cử nhân Luật hệ chính quy, 3 Thẩm phán là ở hệ tại chức (chiếm 89%), 2 Thẩm phán có trình độ trung cấp Luật hiện đang theo học lớp tại chức Luật.

Đối với các Tòa án chưa được tăng thẩm quyền, tính đến tháng 12 năm 2005 là 518 Tòa án cấp huyện. Cũng theo báo cáo của các cơ quan tư pháp Trung ương thì hiện nay Tòa án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền có tổng số biên chế là 4.203 người, trong đó có 1.834 Thẩm phán (trung bình mỗi Tòa án cấp huyện có từ 3 đến 4 Thẩm phán), có 241 đơn vị (chiếm 46%) có số lượng 4 Thẩm phán trở lên. Về trình độ chuyên môn, 91% Thẩm phán và 83% Thư ký TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền có trình độ đại học Luật.

Như vậy, đội ngũ cán bộ TAND cấp huyện hiện nay đã được củng cố về mọi mặt, cả về số lượng và chất lượng. Sự lớn mạnh của Thẩm phán TAND cấp huyện so với thời gian trước cũng như sự chênh lệch không quá lớn về trình độ chuyên môn, số lượng Thẩm phán giữa các TAND cấp huyện được giao thẩm quyền xét xử mới và TAND cấp huyện chưa được giao thẩm quyền là cơ sở, điều kiện cần thiết và vững chắc để thực hiện thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện. Đảm bảo lộ trình thống nhất thẩm thực hiện thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện đến 1/7/2009.

Thứ 2, về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện kỹ thuật làm việc

Đối với các TAND cấp huyện được thực hiện thẩm quyền mới, nhìn chung về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Tòa án đã được quan tâm hơn

trước. Một số trụ sở của Tòa án được giao thẩm quyền mới đã được xây dựng mới, một số đang chuẩn bị xây dựng và một số đang chuẩn bị cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc. Về phương tiện làm việc, TAND cấp huyện đều được bổ sung các trang thiết bị thiết yếu như phương tiện đi lại, bàn ghế làm việc của cán bộ, bàn ghế hội trường xét xử, thiết bị âm thanh, máy phôtôcoppy, máy vi tính, công cụ hỗ trợ khác... Đặc biệt, việc sử dụng internet để tra cứu, cập nhật thông tin đã bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, do một thời gian dài việc kiện toàn cơ sở vật chất cho cơ quan tư pháp, trong đó có TAND cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức, nhất là về trụ sở, trang thiết bị làm việc vừa thiếu, vừa kém chất lượng và không đồng bộ, kinh phí phục vụ cho hoạt động của ngành còn hạn hẹp. Vì vậy, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm tăng cường đầu tư, nhưng do xuất phát điểm về cơ sở vật chất còn thấp nên chưa đáp ứng được so với yêu cầu, nhiệm vụ của TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền. Trụ sở của TAND còn quá chật hẹp. Theo báo cáo của TANDTC, cho đến nay, vẫn còn 56 Tòa án mới chỉ có một phòng xét xử. Tại TAND thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, sau khi được tăng thẩm quyền đã cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở và tăng thêm phương tiện, điều kiện làm việc, gồm: tăng thêm 1 hội trường xét xử, bàn ghế xét xử, mua sắm thêm 1 xe máy, 1 máy vi tính, 1 máy phôtô.

Đối với các TAND cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền, hiện nay còn rất nhiều đơn vị gặp khó khăn. Ở những đơn vị hành chính mới thành lập, trụ sở của TAND cấp huyện còn phải ở nhà tạm hoặc đi thuê trụ sở làm việc, như các TAND huyện Ngọc Hiển, Phú Tân (Cà Mau); TAND huyện Đăkpơ thuộc tỉnh Gia Lai... Nhiều trụ sở được xây dựng từ lâu nay đã bị hư hỏng, xuống cấp. Hiện nay, có gần khoảng 400 trụ sở chỉ có một phòng xử án. Về trang thiết bị phục vụ hoạt động mặc dù đã được cấp nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu công tác, và đến nay, phần lớn các trang thiết bị này đều đã cũ kỹ, lạc hậu.

Tóm lại, những phân tích đánh giá trên cho thấy công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các Thẩm phán và trang bị cơ sở vật chất,

phương tiện, điều kiện làm việc tại các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện nói chung và TAND cấp huyện nói riêng đã được chú trọng phát triển, bảo đảm cho các đơn vị này hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 37 - 41)