Thảm định về chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 30)

2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội

2.5.2Thảm định về chủ đầu tư

2.5.2.1 Giới thiệu chung.

- Tên chủ đầu tư : Trường Đại học dân lập Thăng Long

- Địa chỉ hiện tại : Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

- Địa chỉ dự án : Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Điện thoại : 5680976 Fax: 5636775

- Người đại diện : Ông Phan Huy Phú Chức vụ: Hiệu trưởng - TKTG số : 431101.05.000005

Mở tại: PGD5- NHNo&PTNT Nam Hà Nội

- Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo - Danh sách HĐQT:

STT Họ và tên Năm sinh Nơi sinh Chức vụ 1 Hoàng Xuân Sính 1933 Hà Nội Chủ tịch HĐQT 2 Phạm Huy Dũng 1937 Hưng Yên Uỷ viên HĐQT 3 Hoàng Xuân Mô 1942 Vĩnh Phúc Uỷ viên HĐQT 4 Đặng Kim Nhung 1945 Hải Phòng Uỷ viên HĐQT 5 Phan Huy Phú 1951 Nghệ An Uỷ viên HĐQT 6 Nguyễn Hữu Đăng 1941 Hải Dương Uỷ viên HĐQT 7 Thân Thế Sơn 1960 Bắc Giang Uỷ viên HĐQT 8 Lâm Quang Thiệp 1939 Đà Nẵng Uỷ viên HĐQT

2.5.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trường

Trường ĐHDL Thăng Long được thành lập theo quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học dân lập Thăng Long gồm 3 khoa: Khoa toán và Tin học (có 3 chuyên ngành), Khoa Quản lý (có 5 chuyên ngành), Khoa Tiếng Anh (có 3 chuyên ngành). Các phòng, ban: Phòng Hành chính-Tổng hợp, phòng Giáo vụ, phòng Quản lý sinh viên, phòng thông tin-tư liệu-thư viện, phòng máy tính, ban thanh tra. Các tổ bộ môn: Bộ môn toán-tin học, bộ môn kinh tế, bộ môn tiếng Anh, bộ môn tiếng Pháp-Nhật.

Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Dự kiến đến năm học 2010-2011 số sinh viên nhập học là 1500, trên tổng số sinh viên là 5500. Điều đó cho thấy khả năng mở rộng và phát triển của trường ngày càng cao.

a. Hồ sơ pháp lý của Trường:

- Quyết định số 411/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Dân lập Thăng Long.

- Quyết định số 2810/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 24/5/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Công tác xã hội).

- Quyết định số 3042/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 06/6/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Điều dưỡng).

- Quyết định số 518/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 03/02/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc cho phép trường ĐHDL Thăng Long mở ngành đào tạo (ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tin quản lý, Tiếng Pháp, tiếng Nhật, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và Viễn thông).

- Quyết định số 3111/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/2006 về việc công nhận Ông Phan Huy Phú giữ chức Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long.

- Quyết định số 172/QĐ - HT ngày 25/7/2006 về việc bổ nhiệm Bà Lê Yên Hồng giữ chức Kế toán trưởng.

- Quyết định số 3086/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/6/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo V/v công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học DL Thăng Long khoá 3.

- Quyết định số 2822/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/6/2006 về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐHDL Thăng Long (có danh sách kèm theo)

- Qui chế tổ chức và hoạt động trường Đại học dân lập Thăng Long

- Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 07/9/2006 về việc nhất trí vay tiền xây dựng trường

Trường Đại học dân lập Thăng Long được thành lập theo Quyết định thành lập số 411/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Hội đồng quản trị nhà trường được công nhận tại Quyết định số 2822/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/6/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo. Như vậy, Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại TP Hà Nội. Đối chiếu với điểm 1 a điều 7 Quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/3/2002 thì nhà trường có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện pháp lý để vay vốn Ngân hàng.

2.5.2. 4 Năng lực tài chính.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 18,944 100% 70,840 100% Vốn chủ sở hữu 17,985 95% 68,679 96.95% Vốn vay và chiếm dụng 959 5% 2,161 3.05% Tổng tài sản 18,944 100% 70,840 100% TSLĐ và ĐTNH 15,576 82% 7,227 10% TSCĐ và ĐTDH 3,368 18% 63,613 90% TSLĐ và ĐTNH 15,576 100% 7,227 100% TSLĐ hình thành từ vốn CSH 14,617 94% 5,066 70% TSLĐ hình thành từ vốn vay 959 6% 2,161 30% TSCĐ và ĐTDH 3,368 100% 63,613 100% TSCĐ hình thành từ vốn CSH 3,368 100% 63,613 100% TSCĐ hình thành từ vốn vay

(Số liệu lấy trên bảng cân đối năm 2007 và năm 2008) Đơn vị : triệu đồng

Tổng nguồn vốn của trường Thăng Long năm 2005 là 18.944trđ trong đó chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 95% tổng nguồn vốn, năm 2005 VCSH là 17.985trđ. Sang năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu của trường tăng lên 68.679trđ là do trường đã được tăng thêm nguồn tài trợ (nguồn tài trợ chủ yếu là từ sự ủng hộ của các cá nhân trong nước và nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài) và nguồn vốn Nhà nước thực chất đây là giá trị sử dụng đất được cấp không thu tiền của trường là đất dự án.

Với cơ cấu nguồn vốn nhươ trên, trường đã đầu tư vào tài sản cố định là 63.613trđ bằng hoàn toàn vốn chủ sở hữu. Tài sản lưu động là 7.227trđ (chiếm 10% tổng tài sản), trong đó hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu là 5.066trđ (chiếm 70% TSLĐ) còn lại là vốn vay và chiếm dụng là 2.161trđ (chiếm 30% TSLĐ).

• Tình hình sử dụng vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng nguồn vốn của trường năm 2006 là 70.840trđ tăng so với năm trước (năm 2005 là 18.944trđ), trong đó chủ yếu do tăng ở khoản mục nguồn vốn hoạt động, cụ thể như sau:

- Nợ phải trả:

Nợ phải trả là 2.161trđ, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả tăng là do nhà trường phải trả các khoản học phí của niên học sau.

Các khoản phải trả phải nộp khác: -3 triệu đồng - Nguồn vốn chủ sở hữu:

Tại thời điểm năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu của trường là 17.985trđ, năm 2006 là 68.679trđ tăng chủ yếu ở mục nguồn vốn hoạt động. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng, cụ thể năm 2005 là 95% ; năm 2006 là 96,95%. Vốn chủ sở hữu của trường tăng là do năm 2006 trường có nguồn vốn tài trợ (nguồn tài trợ chủ yếu là từ sự ủng hộ của cá nhân trong nước và nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài) và nguồn vốn từ Nhà nước. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006 tăng lên thành 13.660trđ là do trường đang đầu tư xây dựng mới lại trường học.

Tình hình tài sản:

Năm 2005 Tài sản lưu động là 15.576trđ, chiếm tỷ trọng là 82% Tổng tài sản, Tài sản cố định là 3.368trđ, chiếm tỷ trọng 18% Tổng tài sản. Đến năm 2006 TSLĐ là 7.227trđ chiếm tỷ trọng 10% tổng tài sản, TSCĐ là 63.613trđ, chiếm 90% tổng tài sản. Cụ thể:

+ Tiền: 558trđ tăng so với năm trước trong đó tăng chủ yếu ở khoản mục tiền mặt tại quỹ (401trđ), tiền gửi Ngân hàng 157trđ.

+ Khoản tiền gửi tiết kiệm là 5.908trđ giảm so với năm trước là do trường đầu tư xây dựng mới trường học nên đã rút số tiền gửi tiết kiệm này để đầu tư.

+ Hàng tồn kho: 51trđ, tăng 29trđ so với năm 2005, trong đó tăng ở khoản mục thành phẩm tồn kho 28trđ (giáo trình tồn kho) và nguyên vật liệu tồn kho (nguyên vật liệu tồn kho chủ yếu là Văn phòng phẩm và vật liệu).

+ Tài sản lưu động khác là 710trđ trong đó chủ yếu là khoản tạm ứng. Tạm ứng cho Ông Lân 600 trđ để làm bàn ghế cho học viên, số còn lại là tạm ứng cho các cán bộ trong trường đi giao dịch .

- TSCĐ và ĐTDH:

Tài sản cố định là 63.613trđ, tăng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 90% trong tổng tài sản.Tài sản cố định hữu hình giảm so với năm trước, tài sản cố định của trường gồm các thiết bị văn phòng, Ôtô Mitsubishi Pajerrox, Máy phát điện Nhật ELEMAX, nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị quản lý...

Tài sản cố định vô hình là 44.399 trđ, Tài sản cố định vô hình cụ thể là giá trị quyền sử dụng đất nhà nước cấp không thu tiền và được tính trên cơ sở tính thuế trước bạ.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 18.117trđ tăng so với năm trước nguyên nhân là do trường đang tiến hành xây dựng trường nên chi phí XDCB dở dang tăng ( bao gồm các khoản chi đền bù đất, thiết kế xây dựng,thi công, chi phí BQL xây dựng....)

Kết quả hoạt động sự nghiệp và các hệ số tài chính:

- Kết quả hoạt động sự nghiệp:

So với năm 2005 thì kết quả hoạt động sự nghiệp tại thời điểm năm 2006 của trường tăng. Doanh thu thuần năm 2005 là 15.595trđ, năm 2006 doanh thu thuần

là 15.953trđ. Lợi nhuận năm 2005 là 4.424trđ, năm 2006 là 3.932trđ. Tuy lợi nhuận giảm so với năm trước nhưng hoạt động sự nghiệp của trường vẫn hiệu quả.

- Các hệ số tài chính

+ Tỷ suất tự tài trợ năm 2005 là 94,9%; năm 2006 là 96,9%. Tỷ suất tự tài trợ ở mức cao cho thấy tính tự chủ về tài chính của trường đươợc đảm bảo.

+ Tỷ suất thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 16,24; tháng 8/2006 là 3,34. Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ với tổng TSLĐ hiện có thì trường hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

+ Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2005 là 16,14; năm 2006 là 2,99. Tỷ suất này cho thấy lươợng tiền hiện có của trường đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Quan hệ tín dụng:

Trường đại học dân lập Thăng Long có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng Đầu tư và NHNo&PTNT Nam Hà Nội . Quan hệ tiền gửi chính với NHNo Nam Hà Nội – Phòng giao dịch số 5 từ khi PGD số 5 mới thành lập. Các lần thu học phí của trường từ trước đến nay PGD 5 đều thực hiện thu học phí và chuyển tiền về tài khoản của trường tại PGD 5-NHNo Nam Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trường đặt quan hệ vay vốn để thực hiện dự án xây dựng trường

Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động sự nghiệp của Trường Thăng Long có hiệu quả. Tình hình tài chính lành mạnh, với các hệ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán cho thấy trường có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

2.5.3 Thẩm định về dự án đầu tư.2.5.3.1 Cơ sở pháp lý đầu tư. 2.5.3.1 Cơ sở pháp lý đầu tư.

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Quyết định số 411/TTg ngày 09-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học dân lập Thăng long.

- Ý kiến của UBND xã Đại Kim ngày 28-6-2002 về việc đồng ý cấp đất cho Trường Đại học dân lập Thăng Long tại công văn số 13/HC-TH ngày 03-4-2002 của Trường Đại học dân lập Thăng Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội trong thư gửi đề ngày 28-8-2002 gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội của trường Đại học dân lập Thăng long. - Công văn số 132/QHKT-TH ngày 26-9-2002, số 449/QHKT-P1 ngày 20-11- 2002, số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 (có sơ đồ kèm theo) của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội về việc thoả thuận giới thiệu địa điểm xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội.

- Căn cứ công văn số 257/UB-NNĐC ngày 23-01-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính-Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long về việc Trường Đại học dân lập Thăng Long xin sử dụng đất xây dựng trường học

- Công văn số 679/KHTC ngày 24-01-2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đồng ý cho Trường Đại hoc dân lập Thăng Long xin cấp đất xây dựng cơ sở mới của Trường Đại học dân lập Thăng Long.

- Công văn số 09/CV ngày 28-2-2003 của Uỷ ban nhân dân xã Đại Kim đồng ý thoả thuận giới thiệu địa điểm đất xây dựng Trường Đại học dân lập Thăng Long với diện tích khoảng 30.000 m2

- Công văn số 804/UB-NNĐC ngày 21-03-2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Địa chính - Nhà đất, Bộ giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Trường Đại học dân lập Thăng Long, về việc xem xét về quy mô sử dụng đất để xây dựng Trường.

- Công văn số 267/TB-UB ngày 31-3-2003 của Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Trì về việc nhất trí để Trường Đại học dân lập Thăng Long tiến hành các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền xin thuê đất để xây dựng Trường tại xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà nội.

- Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 248/QHKT-TH ngày 25-02-2003 về việc xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long.

- Công văn số 1675/UB-KH&ĐT ngày 04-6-2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đầu tư xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long.

- Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1292/QHKT-P1 ngày 11-8-2003 về việc giới thiệu địa điểm xây dựng trường Đại học dân lập Thăng Long.

- Công văn số 535/VQH-X4 ngày 14-11-2003 của Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật khu đất thuộc x• Đại Kim, huyện Thanh Trì nay là phường Đại Kim quận Hoàng Mai.

- Công văn số 951EVN/ĐLHN-TT ngày 25-12-2003 của Công ty điện lực Thanh Trì.

- Công văn số 0338/EVN-ĐLHN-P4 ngày 19-01-2004. Của Công ty điện lực TP Hà Nội về việc cấp nguồn TBA và thoả thuận di chuyển đoạn tuyến ĐDK.

- Công văn số 154/QHKT-P1 ngày 02-02-2004 của Sở quy hoạch kiến trúc về việc QH tổng mặt bằng Trường Đại học dân lập Thăng Long.

- Công văn số 2870/KHTC ngày 15-4-2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xác định chuẩn quy mô sinh viên.

- Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1014/QHKT-P1 ngày 26-5-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai

- Công văn của Sở quy hoạch - Kiến trúc số 1412/QHKT-P1 ngày 12-7-2004 về việc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai.

- Công văn số 2142/KDNS-KT ngày 25-10-2004 của Công ty kinh doanh nước sạch về việc thoả thuận cấp nước dự án ĐTXD trường Đại học dân lập Thăng Long tại phường Đại Kim quận Hoàng mai.

- Công văn số 1004/CTTN ngày 11-11-2004 của Công ty thoát nước Hà Nội. - Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy số 50/CNTD-PCCC ngày 09/02/2006 của Công an thành phố Hà Nội.

- Biên bản làm việc số 40/BB_TL ngày 10-11-2004 giữa Trường Đại học dân lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 30)