Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG ƯƠNG (Trang 64 - 66)

phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo ph- ơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam, từ đó rút ra đợc những thành công cũng nh khó khăn, hạn chế, sau đây khoá luận sẽ đề suất các giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hơn nữa nghiệp vụ tài trợ này.

3.2.1. Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng, do tính phức tạp và rủi ro cao nên nhân tố con ngời đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động tài trợ nhập khẩu là một phần của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên càng đòi hỏi cán bộ ngân hàng thực hiện công việc này phải có trình độ cao hơn các nghiệp vụ thông thờng khác.

Để nâng cao chất lợng hoạt động tài trợ nhập khẩu, việc tăng cờng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng cần đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này phù hợp, phát huy năng lực sở trờng của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

Yêu cầu của giao dịch thơng mại quốc tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng nh cán bộ trực tiếp làm công tác tài trợ không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế. Họ phải có kỹ năng phân tích, am hiểu tờng tận các điều khoản của UCP 500, nắm đợc luật pháp, tập quán và thực tiễn hoạt động ngân hàng của từng nớc, từng khu vực để có khả năng t vấn cho khách hàng và tránh đợc rủi ro cho ngân hàng.

Hiện nay, VCB đã xây dựng đợc cơ cấu nhân sự hợp lý, chặt chẽ, phát huy năng lực của từng cán bộ ngân hàng. Trong tơng lai, để đạt tới những mục tiêu phát triển của mình, VCB cần lập ra kế hoạch bồi dỡng, đào tạo cán bộ hợp lý nh:

- Thờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ ngân hàng và với các ngân hàng bạn.

- Tổ chức các cuộc hôịi thảo tìm hiểu và trao đổi về các thông lệ quốc tế. Chú trọng cập nhật thờng xuyên các quy định và luật pháp Nhà nớc về xuất nhập khẩu. Phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới đợc áp dụng trên thế giới. Bổ sung kiến thức về thơng mại quốc tế cũng nh các rủi ro mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu và thanh toán viên các ngân hàng khác thờng gặp, tình hình thị trờng trong nớc và thế giới, triển vọng hàng hoá của Việt Nam,...

- Mỗi năm một lần tổ chức các kỳ thi sát hạch về nghiệp vụ và tổ chức thi tuyển thêm cán bộ có năng lực chuyên môn. Đặc biệt chú trọng khâu đầu vào, chỉ tuyển những ngời có năng lực thực sự, am hiểu vi tính, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tình hình thị trờng xuất nhập khẩu ở Việt Nam và trên thế giới.

- Việc đào tạo cán bộ không chỉ thực hiện bằng hình thức đào tạo tại chỗ mà còn cần quan tâm đến hình thức cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ tập trung. Phòng tổ chức các bộ phải theo sát quá trình làm việc của từng nhân viên, phát hiện những nhân viên có khả năng thực sự và cử đi học ở nớc ngoài để không chỉ nâng cao trình độ tiếng Anh mà cả những kiến thức tiên tiến về ngoại thơng của các nớc trên thế giới. Sau khoá học, các cán bộ này sẽ phổ biến kiến thức cho các cán bộ khác và phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế tại VCB.

- Với phơng thức thanh toán L/C, cán bộ thanh toán cần nắm vững và bám sát UCP 500, bản quy trình nghiệp vụ của VCB. Phải nghiêm chỉnh thực hiện UCP để nắm vững và tạo niềm tin trên thơng trờng quốc tế.

- Nâng cao năng lực thẩm định đánh giá khách hàng của các thanh toán viên. Các cán bộ không chỉ quan tâm phân tích, đánh giá năng lực tài chính, phơng án kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu của khách hàng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến t cách của khách hàng mở L/C cũng nh đối tác nớc ngoài của khách hàng. Trên cơ sở đó quyết định đúng đắn cho mở L/C với những điều kiện cụ thể phù hợp với VCB, vừa bảo đảm an toàn trong thanh toán, vừa bảo đảm thực hiện đợc chính sách khách hàng.

- Đi vào chuyên môn hoá từng mảng nghiệp vụ để các cán bộ thanh toán có thể nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm.

- Thiết lập một chế độ đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ có thành tích trong công tác, có những sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả công việc. Định kỳ tăng lơng nhằm làm cho các cán bộ tâm huyết với nghề, “giữ chân” các cán bộ ở lại với VCB.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG ƯƠNG (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w