Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành cơ khí tại ngân hàng VPBANK (Trang 79 - 86)

2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, và các Bộ ngành có liên quan.

Nhà nước nên thành lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin đúng đủ và kịp thời.Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hệ thống Tài chính – Ngân hàng theo hướng mềm dẻo hơn, trao quyền độc lập và tự chủ hơn nữa cho khu vực này.Đồng thời quy định rõ các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm những trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về dự án đầu tư, tư vấn NHTM những thông tin phương hướng nhiệm vụ,mục tiêu phát triển kinh tế, địa bàn hoạt động, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn, giúp đầu tư đúng hướng

Nhà nước cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của nhà nước,bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp hệ thống hệ thống ngân hàng trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó hạn chế và phòng ngừa rủi ro.Hơn nữa tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của dự án cũng như doanh nghiệp có dự án. Chính phủ cần sửa đổi pháp lệnh hợp đồnh kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng và những vấn đề phát sinh chưa có quy định cụ thể.Bên cạnh đó chính phủ cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các bên với kết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước cụ thể về từng bước mở rộng quyền hạn và trách nhiệm thẩm định đối với từng đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ kế hoạch đầu tư…

Các Bộ chủ quản như Bộ kế hoạch, bộ Công thương, bộ Tài chính…cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt dự án.Ngoài ra, các bộ cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý.Hàng năm các bộ nên công bố công khai các thông tin này để các NHTM cũng như chủ đầu tư dễ dàng trong việc thu thập thông tin để tiến hành thẩm định.

2.3.2. Với NHNN và các ngân hàng thương mại khác

NHNN cần tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng ; trung tâm phòng ngừa rủi ro ( TRP) và trung tâm thông tin tín dụng ( CIC) .Hiện tại, CIC, là trung tâm thu thập thông tin về các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp lớn và đã phát huy được những vai trò cơ bản.Tuy nhiên đòi hỏi của ngành ngân hàng còn cao hơn nhiều so với những gì mà CIC cung cấp.Vì vậy cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này để trung tâm thu thập được những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.Cán bộ thẩm định có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu tại trung tâm này thông qua mạng cục bộ của ngân hàng.Khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp, về ngành có

liên quan đến doanh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo… qua đó tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư.

Ngân hàng nhà nước cần hệ thống hoá các tiêu thức cơ bản về thẩm định dự án, cung cấp các tài liệu và thông tin cho công tác thẩm định, mở rộng phạm vi tín dụng trên thì trường nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng về các doanh nghiệp giúp cho cán bộ thẩm định có nhận định đúng đắn và cơ sở thẩm định trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát kịp thời nhằm phát hiện ra những sai sót trong công tác tín dụng, nhất là công tác thẩm định để hạn chế rủi ro

Ngoài ra các NHTM cũng cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án.Vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng nên sự hơp tác này rất có ý nghĩa, đặc biệt trong các dự án đồng tài trợ.

2.3.3 Kiến nghị với chủ đầu tư.

Ngân hàng thường căn cứ vào các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp và phân tích, cho nên mức độ chính xác của thông tin có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với kết quả thẩm định.Vì vậy chủ đầu tư cần có thái độ hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trong quá trình vay vốn.

Dự án là là căn cứ quan trọng để ngân hàng đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án. Điều này trước tiên nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, sau đó mới nhằm mục đích đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.Vì vậy chủ đầu tư cần nhận thức đúng tầm quan trọng của việc lập dự án, không nên coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay.

2.3.4. Đối với VPBank.

Ngân hàng cần xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định.Phải có kế hoạch bố trí , sắp xếp, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.Cần đánh giá được trình độ , kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.. của những cán bộ thẩm định này.Từ đó

phân loại, sắp xếp và bố trí cho những cán bộ trẻ có năng lực đi học tập, đào tạo và có cơ hội việc làm lâu dài tại ngân hàng.

Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại ngân hàng, cử các cán bộ thẩm định có trình độ và kinh nghiệm, các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo của VPBank đến kiểm tra và đóng góp xây dựng ý kiến cho công tác thẩm định tại ngân hàng.Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần có chế độ đãi ngộ khen thưởng xứng đáng với cán bộ thẩm định.

Ngoài ra ngân hàng cũng cần tăng cường sự hợp tác với các NHTM khác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án.Vì mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng nên sự hơp tác này rất có ý nghĩa, đặc biệt trong các dự án đồng tài trợ

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nội dung đề tài có thể thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư trong việc quyết định định đầu tư.Từ đó giúp cho ngân hàng thương mại đánh giá đúng về dự án và đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vbank, em đã hoàn thành xong chuyên đề tốt nghiệp của mình.Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong nội dung phân tích cũng như các giải pháp kiến nghị còn nhiều thiếu sót.Vì vậy em mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và tập thể cán bộ của ngân hàng VPBank đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình ” Lập dự án đầu tư ” NXB Thống kê. 2. Giáo trình ” Kinh tế đầu tư ” – NXB Thống kê

3. Giáo trình ” Ngân hàng thương mại ”- NXB ĐH Kinh tế quốc dân 4. Báo cáo thường niên của NH VPBank.

5. Giáo trình ” Thẩm định tài chính dự án ” NXB tài chính

6. Giáo trình ”Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng & thẩm định tín dụng ” – NXB Thống kê.

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………..………2

CHƯƠNG I :THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI QUỐC DOANH………..…..3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh Vpbank………..…...3

1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển……….3

1.1.2.Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban……….…5 1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong một số năm gần đây………7

1.2.Khái quát công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ

phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh………..12

1.2.1. Đặc điểm các dự án thẩm định và yêu cầu của thẩm định dự án tại Ngân hàng VPBank………..………12

1.2.2.Đặc điểm dự án ngành cơ khí và yêu cầu thẩm định………...………..13

1.2.3. Quy trình thẩm định dự án……….14

1.2.4. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh………..16

1.2.4.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn………16

1.2.4.2 Thẩm định khách hàng vay vốn………...……...19

1.2.4.3. Thẩm định dự án đầu tư………...………..21

1.2.5. Các phương pháp thẩm định tại ngân hàng………...37

1.3 ; VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG VÀO DỰ ÁN ‘ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CƠ KHÍ TAM BẢO CÔNG SUẤT 5.000T/năm’ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU CÔNG NGHIỆP (CIMCO)………..….40

1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng……….59

1.4.1.Những mặt đạt được………..………59

1.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân………..63

1.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng………...……64

1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan………..….64

1.4.3.2. Nguyên nhân khách quan………...65

CHƯƠNG II :GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK………67

2.1. Phương hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng năm 2009………...……….67

2.1.2.Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của

VPBank………..………69

2.1.3. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư………...…72

2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank……….73

2.2.1. Giải pháp về mặt nhân sự………..………...73

2.2.2 Giải pháp về tổ chức điều hành……….75

2.2.3. Giải pháp thiết bị kỹ thuật và thông tin………...…….75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4.Giải pháp về hoàn thiện nội dung, phương pháp thẩm định…………..……77

2.2.5. Các giải pháp khác………...…….79

2.3. Một số kiến nghị………...…...80

KẾT LUẬN………83

TÀI LIỆU THAM KHẢO …...84

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành cơ khí tại ngân hàng VPBANK (Trang 79 - 86)