Với đặc điểm là số lượng khách hàng vay vốn lớn và sô tiền vay thường là nhỏ.Vì vậy yêu cầu về một cơ chế kiểm soát an toàn và hiệu quả đối với khoản vay là hết sức cần thiết.Trong trường hợp này ngân hàng thường sử dụng một
trợ thủ rất đắc lực để ra quyết định tín dụng, đó là hệ thống điểm số.Trên cơ sở điểm số mà khách hàng đạt được, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng bằng cách kết hợp chấm điểm rủi ro tín dụng và xếp hạng tài sản bảo đảm.Mỗi loại khách hàng có một đặc điểm riêng,VPBank thiết kế các mẫu bảng điểm chấm điểm xếp hạng rủi ro tương ứng với các đối tượng khách hàng khác nhau.Mục đích của việc xếp hạng tín dụng là để xác định mức độ rủi ro của khách hàng làm căn cứ bổ xung trong việc ra quyết định tín dụng, xác định lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro và có biện pháp giám sát vốn vay thích hợp đối với từng mức độ rủi ro.
PHIẾU XẾP HẠNG TD DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu Kết quả đánh giá
từng chỉ tiêu
Điểm của chỉ tiêu I.Yếu tố tài chính
1.Khả năng thanh toán 2.Vòng quay hàng tồn kho 3.Kỳ thu tiền bình quân 4.Doanh thu trên tổng TS 5.Nợ trên tổng TS
6.TN trước thuế trên TS……….
II.Yếu tố phi tài chính
1.Kinh nghiệm của BGĐ 2.Tính khả thi của PAKD 3.Trả nợ đúng hạn
4.Vị thế cạnh tranh………
Tổng điểm ( I + II )
Sau khi xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và xếp hạng TSBĐ cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá Tín dụng kết hợp như sau ;
BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG KẾT HỢP Xếp hạng rủi ro thấp Xếp hạng rủi ro TB Xếp hạng rủi ro cao TSBĐ mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình
TSBĐ trung bình Tốt Trung bình
TSBĐ yếu Trung bình Từ chối
Khi đi vào một dự án cụ thể cán bộ thẩm định thường áp dụng một phương pháp thẩm định cụ thể phù hợp để có thể đánh giá được tất cả các khía cạnh của dự án.Một trong những phương pháp thường được dùng ở ngân hàng;
Phương pháp so sánh trực tiếp.
Khi tiến hành thẩm định theo phương pháp này cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn dự án.Một số chỉ tiêu thường được tiến hành so sánh :
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp về cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
Trong quá trình thẩm định của ngân hàng, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của dự án.Các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc.
Phương pháp phân tích độ nhạy .
Phương pháp này thường được dùng để cán bộ thẩm định kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Theo phương pháp này thì cán bộ thẩm định cần phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối
với dự án.Sau đó tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả thì đó là những dự án có độ an toàn cao.Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất biện pháp khắc phục hay hạn chế chúng.