Thiết bị PIC18FXXJ Flash có khảnăng ghi nhớđặc tính yếu hơn so với Flash cải tiến dùng trong nhiều thiết bị PIC18 Flash. Giá trị tối thiểu và thông dụng để ghi nhớ đặc tính được ghi trong data sheet về thiết bị của họ thiết bị PIC18FXXJ Flash.
5.12.5Mô phỏng tự ghi và EEPROM
Khi chuyển sang ứng dụng tự ghi sang thiết bị PIC18FXXJ Flash, phải xem xét một số vấn đề. Vấn đề đầu tiên là thiết bị PIC18FXXJ Flash có khối xoá lớn hơn đa
phần thiết bị PIC18 Flash. Việc tăng bản ghi cũng đòi hỏi khôi phục lại toàn bộ khối sau khi xoá.
Một vấn đề khác là không như các thiết bị PIC18 Flash, mỗi khối ghi chỉ có thể
ghi một lần giữa các chu trình xoá. Điều này nghĩa là nếu một ứng dụng muốn thay đổi một bit của bộ nhớ chương trình về 0 thì nó cần phải đệm toàn bộ khối xoá, xoá bộ
nhớ và ghi lại toàn bộ bộ nhớ với bit đã thay đổi. Nhiều thiết bị PIC18 Flash cho phép ghi nhiều bản cho một khối giữa các lần xoá, cho phép ứng dụng chỉ copy khối cần
thay đổi, xoá một bit đó rồi ghi lại bộ nhớ. Việc xoá bắt buộc, yêu cầu tăng bộđệm và giảm số chu trình xoá trong thiết bị PIC18FXXJ Flash làm cho việc mô phỏng
EEPROM khó khăn hơn.
Trong thiết bị PIC18FXXJ Flash, thanh ghi giữ để tự ghi không tự reset thành FFh sau khi ghi xong. Chúng giữ giá trị từ khối lập trình cuối cùng. Điều này được dùng vào các ứng dụng có thể ghi toàn bộ khối vào bộ nhớ và giữ phần dữ liệu còn lại
là FFh. Để đảm bảo các byte còn lại chuyển thành FFh thì ứng dụng cần thực hiện chỉ
thị TBLWT cho các byte còn lại trong khối với giá trị FFh.
Bất cứ ứng dụng nào tự ghi hay mô phỏng EEPROM trên thiết bị Flash PIC18FXXJ phải biết số chu trình ghi thông thường của thiết bị đó (xem “Chu trình
Vấn đềđặc biệt phải thực hiện với các ứng dụng có chức năng tự ghi trong khối xoá cuối cùng của không gian bộ nhớngười dùng. Xem “Từ cấu hình” để biết thêm chi tiết.