Chỉ có duy nhất 1 kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi (KN4) thuộc nhóm này. Đây là kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất so với điểm trung bình của 9 kỹ năng (điểm trung bình của nó là 7,87 điểm cha đạt đợc mức trung bình ( < 8)). Điều này có thể lí giải đợc vì số lợng khách thể chúng tôi nghiên cứu có tới 20 Kiểm sát viên chiếm 43,5% có thâm niên công tác kiểm sát từ 5–10 năm. Đây là những Kiểm sát viên tuổi còn trẻ, kinh nghiệm cha nhiều nên khả năng tự chủ bản thân còn hạn chế. Sau đây chúng tôi đi vào phân tích cụ thể kỹ năng này.
+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số thấp là những Kiểm sát viên có điểm số ≤ 6 điểm, bao gồm 13 Kiểm sát viên chiếm 28,3%. Đây là những Kiểm sát viên không dễ dàng kiềm chế bản thân, khó giữ bình tĩnh trong khi tranh luận hoặc khi ngời tiếp xúc có định kiến, chụp mũ… với mình, họ dễ nổi giận khi ngời khác làm trái ý, nhng cũng dễ tỏ ra vui vẻ khi những ngời đó làm vừa ý mình. Cảm xúc của họ thờng đợc bộc lộ qua hành vi cử chỉ. Ví dụ: Khi tức giận họ có thể đập bàn, quát mắng, sử dụng ngôn ngữ thiếu cân nhắc; khi vui vẻ mỉm cời, gật đầu tỏ ra đồng ý. Tức là ngời tiếp xúc với họ luôn hiểu đợc họ đang trong trạng thái nh thế nào từ đó tìm cách thức phù hợp để đối phó.
+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số cao là những Kiểm sát viên có điểm số ≥ 10 điểm, bao gồm 9 Kiểm sát viên chiếm 19,5%. Đây là những Kiểm sát viên có khả năng giữ đợc bình tĩnh trong mọi tình huống. Với những ngời này khó ai làm cho họ tỏ ra giận dữ hay vui vẻ. Họ biết cách giấu đi cảm xúc của mình. Tại phiên toà, họ luôn điều khiển đợc hành vi, cử chỉ, lời nói của bản thân… giữ cho hành vi, lời nói của mình đợc chuẩn mực. Với những Kiểm sát viên này dù có bị khích bác, chụp mũ, định kiến… họ vẫn luôn giữ đợc trạng thái cân bằng cảm xúc.
+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số trung bình là những Kiểm sát viên có điểm số gần với điểm trung bình của mẫu điều tra, sự khác biệt điểm số của nhóm này so
với điểm trung bình nằm trong khoảng ± 1độ lệch chuẩn (từ 7 đến 9 điểm), bao gồm 24 Kiểm sát viên chiếm 52,1%. Những Kiểm sát viên thuộc nhóm này không có sự thiếu hụt đáng kể, cũng không có sự vợt trội đáng kể về khả năng này.
Mặc dù đây là một trong những kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với Kiểm sát viên, nhng qua kết quả khảo sát và quan sát thực tiễn chúng tôi thấy còn tồn tại rất nhiều hạn chế: Tại phiên toà các bị cáo thờng có tâm lý khai báo quanh co, hay chối tội. Khi gặp những tình hống này do tính tự chủ cảm xúc kém nên Kiểm sát viên đã có những lời lẽ hoặc hành vi không đẹp mắt tại phiên toà nh quát mắng ầm ĩ, đập bàn, vơn tay chỉ trỏ…gây phản cảm cho những ngời có mặt tại phiên toà, làm mất tính uy nghiêm của một phiên xét xử. Đồng thời, tính giáo dục của phiên toà cũng bị giảm sút.
Hoặc trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, và nhân thân của bị cáo, Kiểm sát viên dự kiến trớc những tình huống sẽ xảy ra và câu trả lời, mong muốn quá trình xét hỏi ,tranh luận sẽ theo định hớng của mình. Nhng tại phiên xét xử, tình thế bị đảo ngợc, nếu không bình tĩnh Kiểm sát viên sẽ không tháo gỡ đợc những tình huống bất ngờ đó để đạt đợc mục đích giao tiếp. Đặc biệt, có trờng hợp giữa Kiểm sát viên và luật s có mâu thuẫn từ trớc nên cuộc tranh luận tại phiên toà đã bị biến thành cuộc công kích của cá nhân. Lúc này, Kiểm sát viên không còn đủ tỉnh táo nhìn vào sự thật của vụ án nữa mà sẽ đa ra những lập luận buộc tội mang tính chủ quan, duy ý chí do vậy gây hậu quả xấu là điều khó tránh khỏi.