Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 47)

- Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh:

1.3.2.2 Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp

Trường Phương Nam đi vào hoạt động trong lĩnh vực đào tạo cho nên không phải nộp thuế, không có báo cáo quyết toán thuế, nhà trường cũng không lập bảng cân đối kế toán mà chủ yếu theo dõi dựa trên sổ thu chi tiền mặt, về quản lý tài chính trường phân thành 2 cấp chỉ có HĐQT mới có thể nắm được tổng thể về nhà trường. Trường phân công thành 5 đối tượng theo dõi đó là:

- Theo dõi thu chi về tài sản. - Theo dõi thu chi về vốn góp. - Theo dõi thu chi về cấp 1.

- Theo dõi thu chi về cấp 2,3 (các lớp buổi chiều và toàn bộ chi phí của 2 cấp này và VP).

- Theo dõi thu chi về cấp 2,3 (các lớp buổi sáng, chủ yếu là các khoản thu do HĐQT quản lý).

Với tình hình như vậy, sau khi tổng hợp số liệu từ các sổ thu chi của nhà trường thì tính hình cụ thể của nhà trường như sau:

Tình hình vốn góp của các cổ đông:

- Dự kiến tiến trình góp vốn của các cổ đông như sau: + Năm 1996 : 3.000.000.000 đồng. + Năm 1998 : 4.000.000.000 đồng. + Năm 2000 : 3.000.000.000 đồng. + Năm 2003 : 4.000.000.000 đồng. + Năm 2005 : 3.000.000.000 đồng. + Năm 2007 : 3.000.000.000 đồng. + Năm 2009 : 3.000.000.000 đồng.

+ Năm 2010 : 4.000.000.000 đồng. + Năm 2012 : 3.000.000.000 đồng. - Tình hình góp vốn đến thời điểm hiện tại:

Đơn vị: 106 đồng

STT Cổ đông 1996 1998 2000 2003 2005

1 Trương Ngọc Lân 3.000 4.000 2.000 3.000

2 Trương Hải Yến 1.000 1.500

3 Bà Oanh 1.500

4 Trương Thị Dung 1.000

Tổng cộng 3.000 4.000 3.000 4.000 3.000

Tổng số vốn góp đến thời điểm hiện nay là 17 tỷ đồng chẵn.

Tình hình nguồn vốn, tài sản của Trường đến thời điểm hiện tại: Nguồn vốn:

Theo báo cáo thì nguồn vốn tạo nên tài sản của đơn vị được hình thành từ những nguồn vốn sau:

STT Nội dung Số tiền

1 Vốn góp của các cổ đông 17.000.000.000 2 Vốn vay QHT Hà Nội 13.657.000.000 3 Vốn chiếm dụng Xây dựng 5.000.000.000 Thiết bị 700.000.000 Hạ tầng 8.700.000.000

4 Từ nguồn doanh thu hàng năm 3.131.000.000

Tổng cộng 48.188.000.000

*) Tài sản:

- Theo báo cáo của Trường thì tổng giá trị tài sản là: 48.188.000.000 đồng. Cụ thể

+ Xây dựng trường : 26.207.000.000 đồng. + Hạ tầng cơ sở : 12.981.000.000 đồng. + Thiết bị : 9.000.000.000 đồng.

Trong đó giá trị thiết bị bao gồm:

STT Nội dung Số tiền

1 Bàn ghế 824.000.000 2 Giường 1.200.000.000 3 Bảng, bàn ghế GV, tủ 1.000.000.000 4 Vi tính 1.100.000.000 5 Thư viện 600.000.000 6 Phòng thí nghiệm (03 phòng) 600.000.000 7 Phòng phần mềm (02 phòng) 500.000.000 8 Thiết bị đồ dùng nhà bếp 450.000.000

9 Chăn ga, chiếu đệm 300.000.000

10 Thiết bị văn phòng 250.000.000 11 Phòng TDTT 250.000.000 12 Phòng Y tế 150.000.000 13 Đồ chơI 200.000.000 14 Nhạc cụ 250.000.000 15 Cây xanh 150.000.000

16 Cửa sắt, cửa cuốn, bình nóng lạnh 926.000.000

Tổng cộng 9.000.000.000

Do nhà trường áp dụng hình thức giảng dạy nội trú cho nên giá trị tài sản mua sắm các thiết bị như giường chiếu, chăn màn là rất lớn.

Về thực tế giá trị tài sản của nhà trường lớn hơn rất nhiều so với giá trị nhà trường kê khai theo giá trị thực thanh toán bởi vì nhà trường trong quá trình xây dựng và mua săm không thanh toán không cần hoá đơn cho nên không phải thanh toán thêm phần VAT, tiết kiệm chi phí, tiết kiêm nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tình hình công nợ của Truờng:

*) Vốn vay: Để thực hiện công việc đầu tư xây dựng nhà trường, nhà trường đã vay của Quỹ hỗ trợ để đầu tư. Cụ thể như sau:

- Vay Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội:

+ Lãi suất vay : 5,4%/năm. + Thời hạn vay : 9 năm.

+ Kế hoạch trả nợ : 8 năm, 3 tháng trả nợ gốc 1 lần, lãi trả hàng tháng, mỗi kỳ trả nợ gốc là 402 trđ.

+ Dư nợ hiện tại : 9.000.000.000 đồng.

*) Vốn chiếm dụng: Trong quá trình thực hiện đầu tư nhà trường chiếm dụng vốn của các đơn vị khác như các đơn vị thi công xây dựng nhà trường, các đơn vị cung cấp thiết bị, Tổng công ty đầu tư và Phát triển Nhà và Đô thị về tiền hạ tầng cơ sở. Cụ thể như sau:

- Tiền hạ tầng cơ sở :

+ Tổng giá trị thanh toán : 12.981.904.000 đồng. + Tổng giá trị đã thanh toán : 4.200.000.000 đồng. + Giá trị còn phải thanh toán : 8.781.904.000 đồng. - Nợ các đơn vị xây dựng : 5.000.000.000 đồng. - Nợ các đơn vị cung cấp thiết bị : 700.000.000 đồng.

- Niên học 2004-2005:

+ Doanh thu: Doanh thu chính của trường từ nguồn học phí, bên cạnh đó còn có các nguồn doanh thu khác, cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Học phí C3 1.974.871.000

2 Học phí C2 304.053.000

3 Học phí C1 458.206.000

4 Thu tiền nội trú, bán trú các cấp 879.109.000

5 Tiền XD cơ bản 247.350.000

6 Thu tiền dịch vụ 359.809.100

7 Các loại học phí, lệ phí khác 214.624.000

8 Thu tiền điện nước của trường KTĐN 36.492.060

9 DT từ việc cho thuê cơ sở 225.000.000

10 Thu tiền đồng phục 104.671.000

Tổng cộng 6.457.724.160

Nhà trường trong quá trình hoạt động vẫn chưa sử dụng đến 01 dẫy nhà cho nên đã cho Trường Trung cấp KT đối ngoại thuê với giá thuê là 75 trđ/tháng, bên cạnh đó trường còn cho các cơ sở ngoại ngữ thuê vào các buổi tối. Doanh thu ngoài học phí là 2.576.135.000 đồng.

Năm học 2004-2005, với số lượng học sinh là 1.410 trong đó có 343 hs tiểu học, 302 hs trung học, 765 hs phổ thông, với mức học phí cụ thể là:

STT Cấp học Số HS Mức học phí (10 tháng) Mức thu XD

trường (năm) Tổng thu

1 Cấp I 343 HS nội trú 30 1.200.000 200.000 366.000.000 HS bán trú 213 250.000 200.000 575.100.000 HS không BT 100 220.000 200.000 240.000.000 2 Cấp II 302 HS nội trú 15 1.200.000 200.000 183.000.000 HS bán trú 167 250.000 200.000 450.000.000 HS không BT 120 220.000 200.000 288.000.000 3 Cấp III 765 HS không BT 765 250.000 200.000 2.065.500.000 Tổng cộng 1.410 4.168.500.000

+ Chi phí: Chi phí chính của trường là chi lương cho các bộ công nhân viên, chi lương chiếm khoảng 40% doanh thu từ học phí của trường.

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Chi lương 1.769.272.140

2 Chi dịch vụ 261.166.700

3 Tiền điện nước 113.230.358

4 Vật tư VPP 46.343.300

5 Thông tin, tuyên truyền 41.912.200

6 CP nghiệp vụ chuyên môn 118.273.860

7 CP hoạt động ngoại khoá 33.154.100

8 Chi phúc lợi CBGV 232.298.800

9 Chi trả đồng phục 73.850.000

Tổng cộng 3.308.557.458

Với đội ngũ giáo viên có trình độ cao và khả năng truyền đạt tốt trường đã từng bước tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh, niên học này trường có 25 CBGV giảng dậy cấp 1 với mức lương bình quân là 1,6 trđ/tháng, 18 giáo viên giảng dậy cấp 2 với mức lương bình quân là 1,5 trđ/tháng, 65 giáo viên giảng dậy cấp 3 với mức lương bình quân là 1,6 trđ/tháng, nhà trường thường mời các giáo viên có uy tín từ các trường hay các nhà giáo nhiều năm kinh nghiệm về giảng dậy.

Trong các khoản chi phí thì chi lương và chi trả lãi vay là các khoản chi phí lớn nhất, chi trả lãi vay ở đây bao gồm chi trả lãi vay SGD QHT và các khoản vay khác.

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận của niên học này là: 3.149.166.702 đồng, trường đã sử dụng lợi nhuận này để đầu tư thêm cơ sở vật chất là 1.545.879.000 đồng, phần còn lại được dùng để thanh toán trả nợ gốc khoản vay QHT Hà Nội.

- Niên học 2005-2006:

+ Doanh thu: niên học này Nhà trường được phép tuyển số lượng học sinh nhiều hơn so cho nên doanh thu niên học này cao hơn so với niên học trước. Cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Học phí C3 3.072.468.500

2 Học phí C2 505.110.000

3 Học phí C1 631.225.000

4 Thu tiền nội trú, bán trú các cấp 827.424.000

5 Tiền XD cơ bản 308.380.000

6 Thu tiền dịch vụ 362.705.500

7 Các loại học phí, lệ phí khác 94.616.000 8 Thu tiền điện nước của trường

KTĐN

9 DT từ việc cho thuê cơ sở 1.068.510.000

10 Thu tiền đồng phục 154.342.000

11 Nguồn khác 705.500.000

Tổng cộng 7.789.002.538

Trong tổng số doanh thu 7.789.002.538 đồng thì doanh thu từ học phí chiếm 1 tỷ trọng lớn, doanh thu khác là 2.444.394.000 đồng. Cụ thể doanh thu từ học phí như sau:

Niên học 2005-2006, trường đã đi vào hoạt động một thời gian tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh và số lượng học sinh đăng ký học niên học này là 1.618 học sinh tăng so với năm trước 208 học sinh. Cụ thể như sau: STT Cấp học Số HS Mức học phí (10 tháng) Mức thu XD

trường (năm) Tổng thu

1 Cấp I 399 HS nội trú 30 1.200.000 200.000 366.000.000 HS bán trú 249 300.000 200.000 796.800.000 HS không BT 120 250.000 200.000 324.000.000 2 Cấp II 300 HS nội trú 16 1.200.000 200.000 195.200.000 HS bán trú 144 300.000 200.000 460.800.000 HS không BT 140 250.000 200.000 378.000.000 3 Cấp III 919 HS không BT 919 350.000 200.000 3.400.300.000 Tổng cộng 2.030 5.921.100.000

+ Chi phí: Doanh thu tăng ,chi phí cũng tăng lên, cụ thể như sau:

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Chi lương 2.238.026.646

2 Chi dịch vụ 225.256.500

3 Tiền điện nước 140.817.720

4 Vật tư VPP 85.052.072

5 Thông tin, tuyên truyền 68.701.100

6 CP nghiệp vụ chuyên môn 127.355.000

8 Chi phúc lợi CBGV 216.878.700

9 Chi trả đồng phục 133.227.000

10 Chi trả lãi vay 532.224.000

Tổng cộng 3.816.288.838

Với số lượng học sinh tăng lên, số lượng giáo viên niên học này cũng được tăng lên tương ứng và mức lương của giáo viên cũng được cải thiện đáng kể đảm bảo giáo viên gắn bó với trường lớp, tận tâm giảng dạy và cụ thể như sau: STT Cấp học Số lượng Mức lương Các khoản khác Tổng cộng 1 Cấp 1 30 1.700.000 200.000 450.000.000 2 Cấp 2 25 1.500.000 200.000 306.000.000 3 Cấp 3 75 1.700.000 200.000 1.425.000.000 Tổng cộng 130 2.445.000.000

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận của niên học này là: 3.826.237.700 đồng, trường đã sử dụng lợi nhuận này để đầu tư thêm cơ sở vật chất là 1.877.518.803 đồng, phần còn lại được dùng để thanh toán trả nợ gốc khoản vay QHT Hà Nội.

Nhận xét:

- Như vậy chúng ta có thể thấy chi lương cho giáo viên chiếm khoảng 40% doanh thu từ học phí, trong năm nhà trường còn có các khoản thu khác như tiền đóng góp xây dựng cơ bản, tiền cho thuê dịch vụ, thông thường các khoản thu của trường chủ yếu là từ tiền học phí và các khoản này được thu hàng tháng vào đầu mỗi tháng để đảm bảo tài chính chi hàng tháng cho truờng một phần thanh toán tiền vay các tổ chức. Bên cạnh việc chi phí lương là lớn nhất còn có các khoản chi như: tiền điện nước, chi trả lãi vay và các khoản chi phí khác tương đối lớn, đặc biệt là các khoản chi cho mua sắm sửa chữa tài sản cố định là đặc biệt lớn. Hàng tháng Trường

phải thanh toán lãi vay của Quỹ Hỗ trợ và đến đầu niên học 2005-2006, trường còn phải thanh toán tiền lãi vay hàng tháng cho phần vốn vay Ngân hàng Quốc tế đến cuối năm Trường Bình Minh mới chuyển trả thanh toán tiền lãi cho Trường, hàng tháng trường còn thanh toán tiền xây dựng cơ bản và mua sắm thêm tài sản cố định cho nên chi phí hàng tháng là rất lớn. Theo tính toán thì niên học 2004-2005 trường sau khi thanh toán hết các khoản chi phí thì lợi nhuận đạt được khoảng 800 trđ/niên học, niên học 2005-2006 vào khoảng 3 tỷ đồng bởi vì niên học này nhà trường đã mở rộng số lượng học sinh và có thêm khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng học 75trđ/tháng chính vì thế mà niên học này trường thu được lợi nhuận tương đối cao.

- Theo sổ thu chi tiền mặt của trường thì trong thời gian từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 trường đã đầu tư mua sắm thêm, sửa chữa và thanh toán tiền xây dựng cơ bản trong năm đến 1,794,362,463 đồng, thanh toán trả tiền vay gốc Quỹ hỗ trợ là 1.608 trđ, như vậy tính ra tổng giá trị chi của trường là 3,4 tỷ trong khi nguồn lợi nhuận của trường là không đủ nhưng thực chất là trong năm cổ đông của trường là ông Trương Ngọc Lân đã chuyển tiền về góp vốn số tiền là 3 tỷ đồng cùng với lợi nhuận trong năm để thanh toán cho các khoản chi này.

1.3.3Thẩm định dự án xin vay vốn 1.3.3.1 Mô tả dự án

Trường PTDL Phương Nam được xây dựng tại lô đất TH nằm ở trung tâm KĐT mới Định Công, hình dạng chữ nhật và có vị trí giới hạn theo các hướng như sau:

- Phía Đông Bắc giáp với lô đất cây xanh (CX) và bãi đỗ xe số 1 (ĐX1).

- Phía Tây Bắc giáp với lô đất nhà trẻ số 1 (NT1). - Phía Đông Nam giáp với lô đất nhà trẻ số 2 (NT2).

- Phía Tây Nam giáp với các lô nhà ở thấp tầng NƠ 18, NƠ 19. Với các thông số kỹ thuật như sau:

- Tổng diện tích đất:16.340 m2. - Diện tích xây dựng: 3.260 m2. - Mật độ xây dựng: 20%.

- Tổng diện tích sàn: 14.745 m2. - Chiều cao bình quân : 2,5 tầng. - Hệ số sử dụng đất: 0,5 lần.

- Sân nghi thức cấp I: 2.600 m2. - Sân nghi thức cấp 2,3: 4.700 m2.

- Tổng số phòng học: 120 (25 phòng cấp 1, 25 phòng c2, 25 phòng c3, 30 phòng bán trú, 15 phòng chức năng).

Trường nằm ở khu vực trung tâm KĐT mới Định Công, bốn phía có các tuyến đường giao thông bao quanh, rất thuận tiện về mặt giao thông. Vì vậy, để tận dụng lợi thế trên và căn cứ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, các cửa ra vào được thiết kế ở bốn cạnh. Các khối nhà của trường học có chiều cao 3-4 tầng, được thiết kế tạo thành hai không gian mở riêng biệt hình chữ U, ở giữa là sân chơi, thể thao, nghi thức kết hợp, nghỉ ngơi với các phòng học bao quanh ở 3 phía. Góc mở chính là cổng vào cho học sinh quay ra hướng Tây Bắc (trường cấp 1) và hướng Đông Nam (trường cấp 2,3).

Công trình bao gồm 2 khu: Khu trường học cấp 1 ở nửa phía tây lô đất và trường trung học cấo 2,3 ở nửa phía Đông; mỗi khu có sân chơi, thể thao riêng biệt.

Khu vực trường cấp 1 có hai cổng ra vào ở phía tây Bắc dành cho học sinh và tây Nam (khu hành chính quản trị), có các khối nhà hình chữ L,

chiều cao 3 tầng với các phòng học như nhau diện tịch 43m2, nằm dọc theo hành rộng 2,4 m quay ra sân chơi thể thao và sân nghi thức kết hợp.

Khu vực trường cấp 2,3 có các cổng vào từ phía Đông Bắc (khu hành chính quản trị), Đông Nam (dành cho học sinh) và Tây Nam, bao gồm các dãy nhà 3 tầng, được chia ra làm 2 phân khu dành cho trường cấp 2 và trường cấp 3 được ngăn cách bởi không gian sân chơi. Khu nhà của trường cấp 2 có các phòng học có diện tích 56m2, khu nhà của trường cấp 3 có các phòng học diện tích 51m2. Tất cả các phòng học nằm dọc theo hành lang rộng 2,4 m quay ra sân chơi thể thao và sân nghi thức kết hợp.

Ngăn cách không gian giữa 2 sân chơi là công trình nhà 4 tầng với tính chất là không gian đa năng, bếp, phòng ăn, hội trường ở tầng 1, thư viện, nhà hiệu bộ, hành chính quản trị ở tầng 2; các phòng nghỉ bán trú ở tầng 3,4. Khối nhà này liên hệ với các khu vực còn lại bởi nhà cầu.

Toàn bộ ranh giới bao quanh trường học được bảo vệ bằng hàng rào, phần đất giữa công trình và hàng rào ở phía Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam khoảng từ 8-10 m được sử dụng làm chỗ để xe cho giáo viên và học sinh.

Chiều cao các tâng của các khối nhà là 3,9m, mái dốc cao 2,7m. Mặt

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w