1.2.2.3.1. Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn
-Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
Đây là bước thẩm định khái quát về chủ đầu tư, tư cách pháp nhân cũng như năng lực pháp luật của chủ đầu tư. Việc thẩm định này là bước đầu tiên trong qui trình thẩm định có tính quyết định cho các bước sau.
-Thẩm định năng lực kinh doanh
-Thẩm định năng lực tài chính và kết quả kinh doanh
Thẩm định tài chính của chủ đầu tư có đảm bảo thực hiện dự án không, có khả năng, nguồn trả nợ không, hoạt động kinh doanh từ trước có tốt và đảm bảo có lãi hay không
1.2.2.3.2. Thẩm định dự án vay vốn
* Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án
- Cần đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không ? Tại sao phải thực hiện ? (Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách và thực tế việc của nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, xuất khẩu, bảo vệ môi trường...)
- Nếu được thực hiện thì dự án sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế .
- Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì ? (Hay chủ đầu tư mong đợi điều gì sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất ?)
- Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành , của địa phương hay không? Dự án có thuộc diện nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư không?
* Thẩm định nội dung thị trường của dự án
Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay NH của Dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án .
Vì vậy trong khâu thẩm định, Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường của dự án
Nội dung thẩm định bao gồm :