Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm (Trang 89 - 91)

- Tổng hợp kết quả kiểm tra, trực tiếp báo cáo và lập báo cáo Làm đầu mối và phối hợp với các đoàn thanh tra kiểm tra.

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ nhất, NHNN là cơ quan Nhà nước quản lý về tiền tệ và hoạt động

ngân hàng, có chức năng quan trọng là thực hiện hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy, trong từng thời kỳ NHNN cần đề ra các công cụ về định hướn và chiến lược hoạt động đúng đắn theo các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Về cơ chế tín dụng, NHNN cần có những quy định chặt chẽ nhưng phải phù hợp với đặc thù và tình hình thực tế của đối tượng vay vốn. Hướng dẫn, chỉ đạo, ban hành văn bản kịp thời, đầy đủ, đồng bộ về hoạt động tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, từ đó giúp các ngân hàng tổ chức, thực hiện nghiệp vụ này một cách kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây sựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra giám sát của NHNN đối với các

ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả xề số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.

- Tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của cac ngân hàng thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động theo đúng pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra và giám sát các ngân hàng để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay, nhằm nâng cai tính ổn định và phát triển trong hoạt động kinh doanhcuar các ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng Nhà nước là cơ quan Nhà nước quản lý về lĩnh vực

tiền tệ, ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cần phải thu thập thông tin từ doanh nghiệp để có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có quyết định đúng đắn trong hoạt động cho vay, qua đó các ngân hàng sẽ lường trước được những rủi ro trong hoạt động cho vay.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần xây dựng cá quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Thứ tư, ngân hàng Nhà nước cần có các hình thức chỉ đạo, hỗ trợ giúp

các đơn vị hiện đại hóa ngân hàng, trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề cho các ngân hàng thương mại phát triển mạnh trong hoạt động. Từng bước đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế.

Thứ năm, thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có việc

kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính – tiền tệ có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách lãi suất và tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu, phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sức mua thực tế của đòng tiền. Nâng cao sự tín nhiệm của đồng Việt Nam trong quan hệ tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Á Châu – PGD Ngọc Lâm (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w