PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

- Tác giả: Được trình bày trong phần chú thích, ngắn gọn.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nhận xét chung về nội dung phần Đường thi được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn PT ở Việt Nam.

Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, Đường thi được dạy học hai lần (lớp 9 và lớp 10 - chương trình cũ; nay là lớp 7 và lớp 10) gồm thơ của 9 tác giả trong đó trọng tâm vẫn là thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ. Như vậy thơ Đường được dành nhiều thời gian hơn so với các thành tựu văn học nước ngoài khác. Điều ấy là hợp lí vì thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học thế giới, hơn thế lại còn là thành tựu văn học nước ngoaì ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Việt Nam. Trong thơ của các nhà thơ Việt Nam trung - cận đại, kể cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm, có đến 3/4 số bài được sáng tác theo thể Đường luật. Đây chính là một biểu hiện tiếp thu và sáng tạo của truyền thống thơ ca nước ta.

Trong 9 tác giả được tuyển dạy chỉ có Hạ Tri Chương ở thời Sơ Đường và Bạch Cư Dị ở thời trung Đường. Còn lại 7 tác giả đều ở thời Thịnh Đường. Trong đó có Lí Bạch và Đỗ Phủ được chọn dạy và học ở cả hai cấp, điều này hợp lí và phù hợp với thực tế thơ Đường. Thịnh Đường là thời hoàng kim của thơ cổ điển Trung Quốc. Lí Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà thơ vĩ đại mang tầm vóc quốc tế.

1.1. Được

Số lượng tác phẩm đưa vào SGK ngữ văn còn ít, kể cả 2 cấp, so với sự đồ sộ của Đường thi. Nhưng đó đều là những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường.

Thể tuyệt cú là thể thơ ngắn nhất Trung Quốc.Thời hiện đại, cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn sử dụng theer loại này. Đây là một hiện tượng thú vị đáng tìm hiểu. Trong cuộc sống hiện đại, con người vẫn có nhu cầu thưởng thức văn thơ nhưng những pho sử thi đồ sộ hay tiểu thuyết dài hơi không phải ai cũng có thời gian và kiên nhẫn để thưởng thức. Chúng hầu như chỉ là đối tượng của nghiên cứu, phê bình, lí luận. Xu hướng đại đa số vẫn thích truyện ngắn, truyện ngắn mini, thơ haiku, thơ tuyệt cú.Ngắn nhưng có thể nói thể loại này là sự đúc kết và thăng hoa cảm xúc và kĩ thuật của người nghệ sĩ.

Có thể thấy, những tác phẩm được đưa vào giảng dạy đều rất tiêu biểucho một thành tựu thi ca, gần gũi với tâm hồn và văn học Việt Nam. Những bài thơ được tuyển chọn tuy không nhiều nhưng mỗi bài một vẻ, tiêu biểu cho thi pháp thơ Đưòng và mang chứa đựng noioị dung tư tưởng tốt đẹp, trong sáng. Bất chấp khoảng cách về thời gian, những giá trị nhân văn cao đẹp của Đường thi vẫn còn gần gũi và có ích đối với chúng ta bây giờ. Không thể vì cái ấn tượng “khó” mà tạo ra những trở ngại trong việc cảm nhận cái hay của thơ Đường. Nếu chúng ta vượt qua được những yếu tố về hình thức thì chúng ta sẽ đọc được thông điệp mang tầm triết lí của người xưa.

Đặc trưng của thơ Đường là tạo lập các mối quan hệ nên khi tìm hiểu, chúng ta phải phát hiện ra các mối quan hệ đó.Thơ Đường vốn hàm súc, để hiểu được nó, chúng ta càng phải phát huy hết những khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Những câu hỏi hướng dẫn học bài trong bộ SGK thí điểm đã phần nào theo sát được yêu cầu để HS có nhiều cơ hội thể hiện ý kiến chủ quan, sự sáng tạo của cá em. Việc tăng cường kênh hình ảnh minh hoạ cho các bài Đọc - hiểu văn bản đã có tác dụng lôi cuốn và khơi gợi các em tưởng tượng. Những đổi mới đó góp phần giảm bớt trở ngại, tăng tính hiệu quả cho quá trình tiếp nhận Đường thi của HSPT.

1.2. Chưa được

Thơ Đường, như đã nói, do cách xa chúng ta về cả không gian, thời gianvà cả phương thức tư duy nghệ thuật. Tâm lí tuổi trẻ ngày nay rất nôn nóng, khó có thể tĩnh tâm để cảm nhận và thẩm thấu những rung động tế vi của tâm hồn.

Không thể phủ nhận ý nghĩa mang tính nhân văn của các tác phẩm đưa vào giảng dạy cho HSPT, tuy nhiên, đối với một số bài trong SGK Ngữ văn 7, có nhiều ý kiến bàn ra tán vào về sự không phù hợp. Tieu biểu là ý kiến của Nguyễn Thế Long trong quyển Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong Kinh tế thị trường” : “ Thật là phản sư phạm khi đưa vào SGK bài Hồi

hương ngẫu thư. Cảm xúc của một ông già hơn 80 tuổi cáo quan về thăm lại làng

cũ, nhìn cảnh xưa thay đổi ngỡ nàgn, sao có thể rung cảm tâm hồn của những đứa trẻ 13 tuổi. Hơn nữa bài thơ còn đậm ý vị triết học”. “ Thơ chữ Hán nội dung rất hàm súc, cô đọng, nhiều ý tại ngôn ngoaị, đem dạy ở lứa tuổi này sẽ

làm cho suy nghĩ các em nhiễm cách trầm tư của người lớn, thêm già đi nhanh chóng”.

Việc học thơ chữ Hán ở lứa tuổi 13 không phải là quá sớm và quá sức đối với các em. HS ở lứa tuổi này, nhất là trong thời đại ngày nay, nhận thức và tình cảm các em đã khác trước rất nhiều, do các em sống trong một thời đại đựoc tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin. Việc đưa ra những kiến thức không mang tính ăn sẵn sẽ buộc các em phải đầu tư suy nghĩ và phát huy sự sáng tạo, đề xuất và trình bày ý tưởng riêng. Dạy các tác phẩm Đường thi, lại có thêm nhiều sự định hướng như trong SGK mới, không phải là đưa ra những yêu cầu phản giáo dục như Nguyễn Thế Long nói.

Nhưng công bằng mà nói, nếu để chọn những bài thơ hoàn toàn phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi của các em không phải quá khó. Tuy nhiên, mục đích của dạy văn là nhằm bồi dưỡng về tâm hồn, nâng cao năng lực thẩm mĩ cho các em, những tác phẩm đó phải được thời gian kiểm chứng về giá trị, ý nghĩa. Có thể ở một số bài thơ chữ Hán, các em khó tiếp nhận được hết ý nghĩa nhưng chỉ cần các em cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của tác phẩm, đã là một thành công. Bởi vì, học, chính là đặt cho mình một cái đích cao hơn, nếu dễ dàng đạt được quá, người học sinh ra tâm lí nghi ngờ và coi thường giá trị nhận thức và đạo đức của văn chương.

Việc đưa vào giảng dạy tác phẩm mang ý vị triết học như thế làm phong phú đa dạng nội dung các tác phẩm văn chương, giúp các em được sống với nhiều cung bậc cảm xúc, trưởng thành sớm trong suy nghĩ tức là sẽ sống sâu sắc hơn với cuộc đời. Như vạy đã hoàn thành sứ mệnh của môn học.

2. Một số kiến nghị:

2.1. Đường thi là một bộ phận văn tinh hoa của nhân loại nhưng khó tiếp nhận đối với HS PT. Do đó mỗi giáo viên cần phải nỗ lực tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng tầm cảm thụ văn học cho HS. 2.2. Cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn. Trong khuôn khổ 1 đề

tài KKLTN, chúng tôi với sự hiểu biét còn nhiều hạn chế, chưa có điều kiện đi sâu hơn. Đề tài chỉ mang tính chất gợi mở một hướng mới trong việc nghiên cứu văn học nước ngoài nói chung, đặc biệt là lĩnh vực tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam

2.3. Tiền đề cho những công trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung và Đường thi nói riêng ở Việt Nam. Cụ thể: Đề ra những sáng kiến trong việc đổi mới PPDH văn học nước ngoài - phần Đường thi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w