Mô tả nội dung phần Hướng dẫn giảng dạy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 46 - 57)

- Cách thức trình bày nội dung Đường thi trong SGK:

2.1.Mô tả nội dung phần Hướng dẫn giảng dạy

2. Cách giới thiệu văn bản:

2.1.Mô tả nội dung phần Hướng dẫn giảng dạy

SGK là một tài liệu mang tính khoa học không chỉ có tác dụng trình bày, cung cấp thôn tin cho người học, hơn thế, nó còn giúp Học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức theo cách riêng trên cơ sở gợi ý của Câu hỏi Hướng dẫn học bài. Trước khi tham gia giờ học trên lớp, một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh là bước chuẩn bị bài ở nhà (soạn văn). Đây là giai đoạn Học sinh tiếp xúc ban đầu với tác phẩm và thực hiện thao tác thưởng thức, lí giải tác phẩm theo sự gợi ý của SGK cộng với cảm nhận mang tính chủ quan.

Như đã nói ở trên, SGK Ngữ văn có ý nghĩa định hướng việc tiếp nhận tác phẩm văn chương cho học sinh. Trên thực tế, tính chất định hướng này chịu sự chi phối rất lớn bởi các tư tưởng chính trị, xã hội, nhằm thực hiện tối ưu mục

tiêu của giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ việc lựa chọn tác giả nào, tác phẩm nào đưa vào chương trình học đã bộc lộ ý hướng phục vụ nhiệm vụ chính trị của người biên soạn. Việc tiếp cận, phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của sự biến đổi các khuynh hướng và các phương pháp nghiên cứu phê bình văn học. Chẳng hạn như: Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh hay là sự vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản để cắt nghĩa tác phẩm; Quan điểm tiếp cận văn bản; Quan điểm hướng vào đáp ứng của Học sinh).

Hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài là phần trọng tâm toát lên tính định hướng đối với việc tiếp nhận văn chương cho Học sinh trong nhà trường. Tìm hiểu nội dung này, chúng tôi nhằm mục đích phân tích và lí giải đặc điểm của vấn đề tiếp nhận Đường thi trong chương trình học phổ thông.

Chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thông câu hỏi theo nội dung - yêu cầu tìm hiểu và những thao tác mà người biên soạn yêu cầu học sinh thực hiện. Tất nhiên, sự phân chia nào cũng chỉ mang tính tương đối nhưng để nhìn thấy sự khác nhau trong định hướng tiếp nhận tác phẩm của SGK qua từng giai đoạn biên soạn lại, chúng ta không thể bỏ qua thao tác này.

(1). Chia nội dung câu hỏi thành ba loại như sau:

1.1. Câu hỏi về lĩnh vực nội dung: tìm chi tiết, hình ảnh và phân tích ý nghĩa của chúng; lí giải ý nghĩa tác phẩm; tìm mối quan hệ giữa các hình ảnh, tâm trạng theo diễn biến thời gian…

1.2. Câu hỏi về lĩnh vực nghệ thuật: Tìm bố cục; Lí giải đặc điểm về tính nhạc, âm điệu, nhịp điệu trong bài thơ…

1.3. Câu hỏi tổng hợp: Nêu cảm nhận về bài thơ; chứng minh một nhận

định nào đó có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…

* Bảng mô hình cấu trúc hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Chương trình cấp hai (THCS)

Năm Mục đích câu hỏi

Tìm hiểu nội dung Tìm hiểu nghệ thuật Tìm hiểu chung

1990 - 1994 nt nt Nt 1995 15 (42%) 14 (37%) 8 (21%) 1996 -2000 Nt nt nt 2001 6 (40%) 6 (40%) 3 (20%) 2002 - 2006 nt nt nt Nhận xét:

Những năm đầu mới đưa tác phẩm vào giảng day, cách định hướng chủ yếu nghiêng về nội dung và tư tưởng (71%). Càng về sau này, sự thay đổi nghiêng theo chiều hướng có sự phân bố cân bằng giữa việc định hướng tiếp nhận tác phẩm ở hai phương diện: Nội dung; nghệ thuật (40% - 40%).

Chương trình cấp ba (PHTH)

Năm Mục đích câu hỏi

Tìm hiểu nội dung Tìm hiểu nghệ thuật Tìm hiểu chung

1990 5 (62%) 3 (37%) 1991 - 1992 nt nt nt 1993 Ban KHTN 5 (50%) 4 (40%) 1 (10%) Ban KHXH 11 (52%) 6 (28%) 4 (19%) 1994 nt nt Nt 1995 14 (70%) 4 (20%) 2 (10%) 1996 Nt nt nt 1997 Ban KHTN 6 (54%) 5 (46%) 0 Ban KHXH 12 (57%) 6 (28%) 3 (14%) 2000 13 (65%) 5 (25%) 2 (20%) 2001 - 2002 nt nt nt 2003 Bộ 1 Ban KHTN 8 (78%) 1 (9%) 2 (18%) Ban KHXH 12 (46%) 8 (30%) 6 (23%) Bộ 2 Ban KHTN 13 (56%) 6 (26%) 4 (17%) Ban 23 (67%) 8 (23%) 3 (8%)

KHXH

2006 Cơ bản 15 ( 78%) 3 ( 15%) 1 ( 7%) Nâng cao 11 (68%) 1 (6%) 4 (26%)

Nhận xét:

Về số lượng câu hỏi: Được đặt ra ngày càng nhiều. Đây là sự thay đổi trong cách biên soạn nhằm tối đa sự hoạt động tích cực từ phía người học, đúng như quan điểm giáo dục hiện đại: SGK và người thầy chỉ có vai trò định hướng và tổ chức, dẫn dắt HS tìm đến nội dung tri thức mới.

Tất nhiên sự phân chia như trên chỉ là tương đối nhưng cũng có thể thấy, nhìn chung, sự định hướng tiếp nhận cho HS còn chú trọng vào nội dung, vào tư tưởng tác giả là chủ yếu (67%).

(2). Bản chất câu hỏi chia thành hai dạng: Tái hiện và sáng tạo

2.1. Loại câu hỏi tái hiện: Nhằm mục đích tái hiện lại kiến thức theo những phương thức cũ: HS chỉ nhặt các chi tiết từ tác phẩm, tổng hợp lại là hoàn thành nhiệm vụ trí tuệ. Đó chưa phải là hoạt động tư duy sáng tạo. “Tác phẩm mới chỉ bóc được lớp hình, lớp nghĩa chứ chưa giải phóng lớp ý” (Cải tiến hệ thông câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài vẳntong SGK văn THPT, Nguyễn Hiền Lương, Luận văn tốt ngiệp sau Đại học, 1989). “Loại câu hỏi này có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn về cái đã biết và cái chưa biết, cái cũ và cái mới trong nhận thức của HS, giữa HS và tác giả, giữa HS và HS về một vấn đề trung tâm nào đó trong tác phẩm” (Phan Trọng Luận, tuyển tập).

2.2. Loại câu hỏi sáng tạo: Đặt ra cho chủ thể HS và được HS tiếp nhận có ý thức, HS hoàn thành do nhu cầu bản thân muốn bộc lộ cách hiểu của chính mình . Loại câu hỏi này “chứa một dung lượng rộng lớn, bao la gồm một tư liệu rộng rãi. Mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm sáng tỏ một quan niệm chung của tác giả trong tác phẩm” (Phan Trọng Luận, tuyển tập).

* Bảng khảo sát về cách đặt câu hỏi trong phần HD học bài:

Năm Bản chất câu hỏi

1989 9 (69%) 4 (31%)1990 - 1994 nt nt 1990 - 1994 nt nt 1995 25 (68%) 12 (32%) 1996 - 2000 nt nt 2001 12 (86%) 2 (14%) 2002 - 2006 nt nt Nhận xét:

Mặc dù có những thay đổi nhất định, cụ thể : Tăng số lượng câu hỏi để giúp HS sáng tỏ vấn đề: tăng chỉ dẫn định hướng cho cách tiếp cận văn bản của HS nhưng nhìn chung, tỉ lệ câu hỏi bản chất tái hiện vẫn chiếm ưu thế. (86%). Đây chính là một biểu hiện của việc chú trọng hướng HS vào nắm vững tri thức là chính, chưa tạo điều kiện cho HS phát huy sự sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình cấp ba (PTTH)

Năm Bản chất câu hỏi

Tái hiện Sáng tạo

1990 6 (75%) 2 (25%) 1992 nt nt 1993 Ban KHTN 6 (67%) 3 (33%) Ban KHXH 14 (67%) 7 (33%) 1994 nt nt 1995 14 (73%) 5 (27%) 1996 nt Nt 1997 Ban KHTN 8 (73%) 3 (27%) Ban KHXH 16 (76%) 5 (24%) 1998 -1999 nt nt 2000 14 (70%) 6 (30%)

2003 Bộ 1 Ban KHTN 17 (49%) 18 (51%) Ban KHXH 8 (33%) 16 (67%) Bộ 2 Ban KHTN 7 (33%) 14 (67%) Ban KHXH 17 (49%) 18 (51%) 2006 Cơ bản 8 (47%) 9 (53%) Nâng cao 10 (52%) 9 (48%) Nhận xét:

Qua sự khảo sát nội dung hướng dẫn học bài các năm, chúng ta thấy có được sự chuyển biến đáng kể trong phương pháp định hướng tiếp nhận cho HS. Sự thay đổi theo hướng tích cực: Có nhiều chỉ dẫn và yêu cầu HS thực hiện một cách sáng tạo các yêu cầu để hiểu được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.

2.2. Sự thay đổi về nội dung các bài Đường thi trong SGK các thời kì:

SGK năm 1989:

Về tác giả: trình bày trong phần chú thích. Giói thiệu về tiểu sử là chủ yếu. Chỉ có duy nhất một câu nói về phong cách thơ Đỗ Phủ: “Thơ ông chứa chan lòng yêu nước thương dân chống bất công bạo ngược, rất coi trọng tính nghệ thuật của thơ ca” (Tr. 63, Văn 9, tập 2 năm 1989). Về Lí Bạch thì giới thiệu: “Thơ Lí Bạch viết theo phong cách lãng mạn, rất tự do phóng khoáng trong nội dung và tràn đầy tưởng tượng và cảm xúc, giống như “con ngựa trời bay trên mấy tầng mây”. Thơ Lí Bạch là thơ của một tâm hồn phhóng khoáng, có hùng tâm khí phách, yêu đời, yêu tự do, yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên…”

Về tác phẩm: Giới thiệu Hoàn cảnh ra đời, những yếu tố liên quan đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Kẻ lại ở Thạch Hào, Bài hát gió thu tốc nhà,

Định hướng tìm hiểu: Thiên về yếu tố nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ: Trong Kẻ lại ở Thạch Hào: yêu cầu HS tái hiện lại cảnh tượng mà nhà thơ nhìn thấy, hình dung cảnh ngộ của bà lão khốn khổ vô cùng , lí giải hành động đầy mâu thuẫn của bà lão. Thậm chí ở yêu cầu luyện tập thêm, SGK còn yêu cầu HS tưởng tượng ra cảnh sau đó. Trong bài Bài hát gió thu tốc nhà: nêu lại những cảnh được miêu tả trong baì thơ, tìm hiểu cách miêu tả của tác giả, khai thác giá trị xã hội của bài thơ. “Câu chuyện của một người mà có thấy bóng dáng của xã hội gây ra nó và những vấn đề già của xã hội được đặt ra?” hoặc: “Cái đêm ấy nhà thơ sống trong những điều kiện vật chất khoong cònlà của con người nhưngnhà thơ có chịu mất đi tính người không?”. Các câu hỏi còn yêu cầu HS phải sử dụng hiểu biết về cảnh ngộ tác giả mà lí giải nội dung bài thơ. Chẳng hạn: trong Đường đi khó có câu: “… Bài thơ không phaỉ là một bài thơ khẩu khí suông. Hãy dựa vào tiểu sử của Lí Bạch để thấy nhà thơ nói những điều mình đã sống”.

Bên cạnh đó vẫn có những bài hướng HS tìm hiểu nghệ thuật: ví dụ Tĩnh

dạ tứ (Phân tích cái hay của hia câu kết - Nghệ thuật tạo hình ảnh, nghệ thuật

biểu hiện nội tâm.)

Nhìn chung, câu hỏi đưa ra có đọ dài vừa phải, chỉ hạn chế là khoong có phần hướng dẫn đọc thêm và không có nhiều kiến thức chú giải về đặc điểm thơ Đường.

SGK từ 1990 đến trước 2000:

Chương trình THCS: Văn học 9, tập hai, năm 1995.

- Về tác giả: Chương trình chỉ giới thiệu Lí Bạch và Đỗ Phủ. Lí Bạch có 3 bài giảng chính, 2 bài đọc thêm, Đỗ Phủ có 3 bài giảng chính, 2 bài đọc thêm. Trước một bài mở đầu của cụm tác phẩm của Lí Bạch (Đỗ Phủ), có một phần giới thiệu về tác giả. Lí Bạch: “là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa, thơ ông biểu hiện một tinh thần truy cầu lí tưởng mạnh mẽ, một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ thơ tự nhiên mà điêu luyện, nhiều bài mang đậm phong vị dân ca…” (Tr. 83). Đỗ Phủ “Thơ được mệnh danh là thi sử, vì đã phản ánh một cách sâu rộng, chân thực hiện thực xã hội đời Đường. Những vần thơ giàu tính hiện thực đã thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết của nhà thơ. Người đời suy tôn ông là

“Thánh thơ”, Nguyễn Du ca ngợi ông là “bậc thầy muôn thuở của văn chương muôn thuở” (Tr. 94).

- Định hướng tìm hiểu bài: Phần Hướng dẫn học bài được viết rất kĩ, mỗi bài trung bình có 4 câu hỏi (kể cả bài đọc thêm). Ví dụ: Hành lộ nan có câu “Tìm hiểu bố cục bài thơ. Gợi ý:

a ) Căn cứ tên bài thơ và diễn biến tâm trạng của nhà thơ để phát hiện bố cục. Tâm trạng đó không diễn biến theo đường thẳng mà biểu hiện khá quanh co, phức tạp.

b) Cách cấu tạo mỗi phần của bài thơ đều giống nhau. Hãy giải thích ý nghĩa của cách câu tạo đó.” (Tr. 84)

Hoặc Tĩnh dạ tứ có câu hỏi: “Có người cho rằng hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Có hẳn như vậy không?” Gợi ý:

a) Hãy đọc bài thơ nhiều lần, đọc trên xuống, đọc dưới lên để phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa hai câu đầu và hai câu cuối.

b) Phân tích ý nghĩa của hai từ quan trọng nhất ở hai câu đầu là “sàng” (giường) và “nghi” (ngỡ) (Tr. 88)

Phần giới thiệu tác giả cụ thể, giúp HS có được những hình dung nhất định về tác giả và từ đó có thể dễ dàng hơn khi đi vào phân tích giá trị từng bài thơ.

Chương trình THPT:

Văn học 10, năm 1990 (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)

Về tác giả: trình bày lại những nét chính về tiểu sử và rất ít nhận xét chung về phong cách của từng tác giả.

Về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, những yếu tố có mối liên quan tới tác phẩm in ở phần chú thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hướng tìm hiểu: Trong bài Hoàng Hạc lâu tông Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng, SGK có 3/3 số câu hỏi đều xoáy vào nội dung : cảnh sắc thiên

nhiên, tình cảm lưu luyến thàm kín của tác giả; Bài Tảo phát Bạch Đế thành có 2/3 số câu hỏi khai thác nội dung, làm rõ “đặc điểm cảnh sắc thiên nhiên, cuộc hành trình” từ Bạch Đế tới Giang Lăng, còn lại là câu hỏi mang tính tổng hợp phân tích hình ảnh con người tác giả “xông xáo, hăm hở, tràn trề sức sống”; Thu

số câu tìm hiểu nghệ thuật (cách chia bố cục bài thơ), còn lại là câu mang tính tổng hợp (Chỉ ra tính nhất quán của bài thơ Đường luật có gía trị); bài Nguyệt dạ có 5/6 số câu hỏi khai thác nội dung bài thơ (qua cảnh ngắm trăng trong tưởng tượng mà thể hiện nỗi thương vợ nhớ con), 1 /4 số câu hỏi là yêu cầu việc đối chiếu bản dịch; Hoàng Hạc lâu có 2 /3 câu đi vào khai thác yếu tố nghệ thuật (đặc điểm về âm điệu, phép đối), còn 1 câu tổng hợp đánh giá giá trị của tác phẩm; Tì bà hành có 1 câu hỏi về nội dung (câu chuyện về tác giả và người ca nữ), 1 câu hỏi về nghệ thuật (nghệ thuật tả tiếng đàn)

Văn học 10, 1990 (Nguyễn Lộc chủ biên):

Các tri thức về tác giả đưa vào phần tiểu dẫn, giới thiệu trước khi HS đọc tác phẩm.Tên tuổi, năm sinh, các biến cố lớn trong cuộc đời.

Về tác phẩm: chú thích là phần in chữ nhỏ

Trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có 2/3 số câu hỏi về nghệ thuật (về thể loại, số chữ, cách kết cấu), 1 câu hỏi nội dung ( mối quan hệ giữa bầu trời - cánh buồm - dòng sông); Đăng cao (Hoàn cảnh sống của tác giả); Tì bà hành có 2/4 câu khai thác nội dung (Tâm trạng của người ca nữ và của nhà thơ), 1 câu phân tích nghệ thuật (Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn); Tảo phát Bạch Đế thành và Hoàng Hạc lâu chỉ in phần bình, phần tham khảo một nội dung văn học Trung Quốc.

Văn học 10, 1993 (SGK thực nghiệm) và SGK văn 10, năm 1997 (Thí điểm)

Tri thức về tác giả: in ở phần chữ nhỏ trước mỗi văn bản: Tiểu sử, cuộc đời (Riêng chương trình ban KHXH trình bày chi tiết hơn về phong cách thơ của các nhà thơ: Lí Bạch “Đã sử dụng một cách táo bạo và thành công những thủ pháp nghệ thuật truyền thống như tỉ dụ, khoa trương, nhân cách hoá… Lí Bạch không chịu chấp nhận những quy định ngặt nghèo về hình thức thể hiện…Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây mệnh danh là “rabơle Trung Hoa” (Tr. 56, văn học 10, ban KHXH năm 1993); Nói về Đỗ Phủ: “Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là “thi sử” vvì lần theo ông qua các thời kì, ta có thể thấy hình bóng xã hội đườ Đường dần hiện lên như một bức tranh… Đại bộ phận thơ Đỗ Phủ là những baì luật thi biểu hiện tâm trạng khác nhau của nhà thơ.Thơ ông cuối đời càng trầm uất nhưng không rơi vào bi luỵ… Đỗ Phủ là “Bậc thầy thiên cổ của văn chương

thiên cổ” (Tr. 61, 62, Sdd). Bạch Cư Dị “không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà lí luận xuất sắc, một trong những người đề xướng phong trào sáng tác tiến bộ mang tên là Tân nhạc phủ…khác với nhà thơ Đỗ Phủ “một đời chưa từng thấy kẻ tri âm”, nhà thơ họ Bạch đã có ngay hàng loạt kẻ tri âm lúc nhà thơ còn sống”. So với ban KHTN và Ban kĩ thuật, những tri thức về tác giả được trình bày kĩ và có thêm nhiều dẫn chứng, có ích cho HS trong quá trình tiếp cận các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 46 - 57)