Sự đổi mới quan niệm về văn học:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

- Tác giả: Được trình bày trong phần chú thích, ngắn gọn.

2.2.2. Sự đổi mới quan niệm về văn học:

Thi pháp học “là khoa học nghiên cứu thi ca với tư cách là một nghệ thuật” (V. Girmunxki), tức là nó nghiên cứu các thủ pháp, kỹ thuật văn học nhưng không giản đon là “kỹ thuật văn học”. Thi pháp học đi sâu vào hoạt động sáng tạo, tư duy nghệ thuật của chủ thể.

Nhìn chung, thi pháp học truyền thống thiên về nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ đạo sáng tác, đề xuất các lời khuyên. Điều này thể hiện qua cuốn Thi pháp học của Aristote, cuốn Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp.

Thi pháp học hiện đại là một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ XX và đang tiếp tục ở thế kỉ XXI được phát triển trên cơ sở nền tảng là tính chủ thể, tính sáng tạo, tính quy ước, tính cấu trúc.Thi pháp học hiện đại có nhiều trường phái và mỗi trường phái phụ thuộc vào một lí thuyết cơ sở họ lấy làm chỗ dựa. Theo Trần Đình Sử, “Thi pháp học đòi hỏi nghiên cứu hình thức nghệ thuật như những hiện tượng có quy luật” với hai mặt: mặt cụ thể cảm tính và mặt quan niệm.

“Từ những năm 80 của thế kỉ XX, việc vân dụng các hiện tượng thi pháp học để nghiên cứu các hiện tượng văn học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều người cho rằng đây là một hướng tối ưu để khắc phục kiểu tiếp cận

xã hội học đã kéo dài nhiều thập kỉ. Ứng dụng thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử đã đóng góp không nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng văn học trong nước, tiêu biểu là Thi pháp văn học trung đại và Thi pháp thơ Tố Hữu. Riêng vấn đề nghiên cứu Đường thi, đáng kể có có công trình Về thi pháp thơ

Đường của Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử và Thi pháp thơ Đưòng - một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị Bích Hải.

Việc xây dựng nội dung giảng dạy Đường thi cũng do các tác giả trên trực tiếp tham gia nên không thể tách rời với nghiên cứu thành tựu của thi pháp học hiện đại. Các công trình nghiên cứu về thơ Đường ở nước ta trước năm 1975, căn bản nhất trí với quan điểm và hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu thơ Đường ở Trung Quốc. Có nghĩa là chú trọng vào nội dung tư tưởng với hướng xã hội học khá rõ. Tiêu biểu có: Thơ Đỗ Phủ (Trần Xân Đề), Đỗ Phủ -

Nhà thơ dân đen (Phan Ngọc), Đại cương văn học sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến

Lê)…Sau 1975, cùng với sự tôn trọng nội dung tư tưởng, giới nghiên cứu đã

dành sự quan tâm thích đáng đến các phương diện hình thức, các phuơng thức nghệ thuật. Đó là các công trình chuyên khảo, luận án khoa học: Sự phát triển

của thi pháp Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác (Hồ Sĩ Hiệp), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nguyễn Sĩ Đại), Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường (Nhữ Thành) và thành công nhất là những công trình của tác giả

Nguyễn Khắc Phi với Về thi pháp thơ Đường và Thi pháp thơ Đường - một số

phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị Bích Hải như đã kể trên. Các tác giả

nghiên cứu theo hướng thi pháp đã chú trọng vào khai thác nội dung Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, vấn đề về không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường, các thể thơ và ngôn ngữ thơ Đường.

Các tác giả đã chứng minh có một kiểu quan niệm về con người vũ tụ và con người xã hội thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa con người với các yếu tố không gian và thời gian trong các tác phẩm. Con người thơ Đường “khêu gợi ở người đọc những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, hướng về cái thiện, cái mĩ. Đó là chủ nghĩa nhân văn đích thực mà các nhà thơ Đường cống hiến cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại” (Nguyễn Thị Bích Hải).

Về thể loại, các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện mang tính bản chất như: Vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật, trình tự phân tích một bài thơ bát cú

Đường luật của Nguyễn Khắc Phi. Tác giả công nhận có 3 quan niệm khác nhau

về mô hình luật thi: 2/2/2; 4/4; 2/4/2 và dùng mô hình nào là do thực tiễn bài thơ quy định. Tuy nhiên, có trường hợp vẫn phải dùng mô hình khác: 4/2/2; 2/4/4; 6/2 (Bài Lệ của Lí Thương Ẩn); 2/6 (Bài Tuỳ cung cũng của Lí Thương ẩn). Riêng Bút pháp thơ ca Trung Quốc của Franscoi Cheng (Nguyễn Khắc Phi dịch) đã bổ sung một nguồn tài liệu rất đáng giá cho công việc nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữa thơ ca, tức khoảng cách giữa ngôn ngữ thơ ca với những quy luật từ pháp, cú pháp và những hệ quả mà những hiện tượng đó dẫn tới; những hình thức thơ ca đích thực, câu trúc và ý nghĩa của chúng. Trong quá trình phân tích, tác giả đã làm rõ bút pháp ở những khía cạnh cụ thể như: phép tỉnh lược đại danh từ, tỉnh lược giới từ, tỉnh lược những so sánh và động từ, dùng hư từ thay cho động từ (Những thủ pháp bị động); vấn đề nhịp điệu, đối vị có điệu thức, cấp độ cú pháp cảu Luật thi (Những thủ pháp chủ động). Chính những thành tựu về thi pháp học này đã làm thay đổi lớn lao đến việc định hướng tiếp nhận Đường thi trong nhà trường, cụ thể là nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài.

Suốt một thòi gian dài, lí luận văn học của ta coi lí thuyết phản ánh là định hướng cho con đưòng tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học. Văn học được xem là công cụ đấu tranh xã hội. Nội dung tư tưởng và thế giới quan được coi trọng hơn là cá tính sáng tạo của nhà văn. Theo đó, giá trị phản ánh trong một tác phẩm văn học được đăth cao hơn giá trị biểu hiện. Phương pháp này đã dẫn đến vviệc đánh giá các tác phẩm văn học một cách đơn giản, thậm chí võ đoán đồng thời hạ thấp các lao động sáng tạo của nhà văn về mặt ngôn từ.

Từ năm 1986 đến nay, lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học có những đột phá quan trọng, đưa ra vấn đề đặc trưng văn học trong cấu tạo của nó, đặc điểm thẩm mĩ của văn học, tiếp nhận văn học, vai trò của người đọc. Văn học được xem như là một cấu trúc mang nghĩa. Văn học trước hết là những biểu hiện và tưởng tượng sáng tạo. Tính xã hội và tính phản ánh luôn nằm trong luôn nằm trong hoạt động sáng tạo cảu nhà văn. Nội dung văn học không đóng khung trong quan điểm chính trị mà thể hiện trong toàn bộ kinh nghiệm sống mang tính toàn diện của nhà văn. Văn học là một “hình thái ý thức xã hội nhưng nó vẫn có một nguồn năng lượng bất kham có thể làm rạn nwts hệ thống hình thái đã có và

góp phần kiến tạo hệ ý thức mới”. Văn học luôn đựơc xem xét trong mối quan hệ với quy luật tiếp nhận của người đọc. O.V.Slivizkaja đã khẳng định: “ Nội dung khách quan của tác phẩm nghệ thuật khong bao giờ hoàn toàn trung khớp với điều nó sống như thế nào trong đầu bạn đọc” (Tr. 47, Định hướng tiếp nhận

của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông, Luận án

tiến sĩ). Tác phẩm văn chương với sự sống động, phức tạp của thế giói tinh thần đã gợi ra vo vàn cảm nghĩ, ý niệm và cách lí giải ở người đọc nên quá trình tiếp nhận văn học là một quá trình vô cùng phức tạp.

Những kết quả của lí luận, phê bình nói trên là tiền đề trực tiếp cho việc đánh giá đúng bản chất quá trình tiếp cận và phân tích tác phẩm văn chương trong trường phổ thông. Việc tiếp nhận văn học trong nhà trường có những quy tắc, đặc điểm riêng. “Hoạt động tiép nhận văn chương của HS trong nhà trường không hoàn toàn giống với bạn đọc ngoài xã hội… việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương trong nhà trường hoàn toàn có tính chất tự do, độc lập và mang tính cá nhân là chủ yếu. Còn tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường lại mang tiính tập thể và có sự hướng đẫn trực tiếp của giáo viên” ( Tr. 476, Tuyển

tập Phan Trọng Luận).

Sở dĩ có điều đó chính bởi bạn đọc - HS do những đặc điểm và điều kiện cá nhân đã tiếp cận tác phẩm văn chương với những tầm đón riêng mang màu sắc chủ quan. HS với những những đặc điểm về cảm xúc, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ chênh lệch với nhà văn sẽ là một cản trở trong quá trình tiếp nhận văn học.

SGK được biên soạn theo chương trình thí điểm đã theer hiện rõ sự tôn trọng và lưu ý tới vấn đề Bạn đọc - HS với những đặc trưng tâm lí, trình độ và nhu cầu riêng. Qua khảo sát hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài, chúng tôi nhận thấy việc gợi ý phân tích của người soạn rất cụ thể, hướng vào từng nội dung trong mỗi tác phẩm. Mỗi bài trung bình có 5, 6 câu hỏi. Bản chất câu hỏi chú trọng nhiều đến việc xây dựng cho HS các thao tác, cách thức phân tích nghệ thuật, lí giải nội dung tác phẩm. Điều này tạo thuận lợi cho HS trong khi phân tích, tìm hiểu giá trị tác phẩm. Riêng phần chú thích về nghĩa các từ Hán Việt cuối mỗi chân trang (sách Ngữ văn 7, tập 1, 2001) đã giảm bớt phần nào trở ngại về việc tiếp nhận cho HS.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w