Tình hình triển khai cụ thể các dự án hiện có

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 62)

a) Các dự án hiện có

Sau một giai đoạn tích cực đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, hiện nay Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang thực hiện đầu tư 20 dự án thăm dò khai thác tại nước ngoài: 16 dự án tìm kiếm thăm dò, 5 dự án phát triển khai thác. Trong đó Tập đoàn dầu khí Việt Nam tự điều hành 10 dự án, 4 dự án góp vốn điều hành chung, 6 dự án tham gia góp vốn không điều hành. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Tình hình cụ thể các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài của Tập đoàn

Stt Dự án Tham gia của PVN Thăm thẩm lượng Phát triển khai thác Tự điều hành Điều hành chung Tham gia cổ phần không điều hành A Châu Mỹ 1 Đề án nghiên cứu chung vùng hồ Maracaibo Venezuela X X

2 lô Jundin 2 Venezuela 40% X X

3 16,17 Đất liền Cuba 100% X X

4 N31,N32, N42, N43

ngoài khơi Cuba 100% X X

5 Z47 ngoài khơi Peru 100% X X

B Châu Phi 6 433a,416b Algeria 40% X X 7 Tanit Tunisia 60% X X 8 Guellala tunisia 60% X X 9 Bomann Camaroon 25% X X 10 Majunga Madagascar 10% X X 11 Marine XI CH Conggo 9% X X C Trung Đông 12 Amara Irag 100% X X 13 Danan Iran 100% X X

D Châu Á 14 Randugunting indonesia 30% X X 15 SK 305 Malaisia 30% X X 16 PM 304 Malaisia 15% X X 17 Champasak, Saravan Lao 80% X X 18 Savannakhet Lao 25% X X 19 M2 Myanmar 45% X X 20 Lô 19,20,21 Tamtsag Mongolia 5% X X Tổng 15 5 10 4 6

Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tình hình đối với từng khu vực như sau:

Khu vực Châu Á:

Malaysia: (02 Dự án)

- Lô SK 305 - Điều hành chung (Tỷ lệ tham gia 30%).

- Lô PM 304 - Petrofac là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 15%).

Đây là 02 lô đã có phát hiện dầu khí và rủi ro địa chất thấp nên đã được Tập đoàn tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò, thẩm lượng phục vụ phát triển khai thác 02 mỏ (D30 và Dana ) lô SK 305 và nâng cao sản lượng khai thác tại PM 304.

Lào: (02 Dự án)

- Lô Chapasak&Saravan - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 80%). - Lô Savannakhet – Salamander là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 25%).

- Lô M2 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 85%(trong đó PVEP 45%, VSP 40%)).

Indonesia: (01 Dự án)

- Lô Radugunting – Pertamina là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 30%).

Tại 04 Dự án này, năm 2008 Tập đoàn chủ yếu tập trung cùng các đối tác nghiên cứu các tài liệu hiện có và chuẩn bị cho khảo sát thực địa trong năm 2009.

Mongolia: (01 dự án)

- Hợp đồng lô 19, 120, 21, Bồn trũng Tamtsag, Mongolia - Nhà điều hành là Công ty Đại Khánh (Trung Quốc) có hiệu lực từ ngày 15/11/1999. Tỷ lệ tham gia của Tập đoàn là 5% mỗi lô và chính thức tham gia sau khi tuyên bố thương mại.

Campuchia:

Tập đoàn đang đàm phán với cơ quan quản lý dầu khí quốc gia Campuchia (CNPA) để ký kết hợp đồng dầu khí lô XV trên đất liền vào năm 2009. Ngoài ra Tập đoàn đang thuyết phục CNPA cho phép nghiên cứu đề xuất ký hợp đồng tại các lô thuộc khu vực chồng lấn Campuchia – Thái Lan và cùng tiến hành khảo sát thăm dò tại khu vực vùng nước lịch sử giữa Việt Nam - Campuchia.

Khu vực Trung Đông – Châu Phi: Algieria: (01 Dự án)

- Lô 433a & 416b - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 40%).

Năm 2008, Tập đoàn đã hoàn tất thẩm lượng và đánh giá trữ lượng dầu khí lô 433a & 416b - Algieria. Trên cơ sở kết quả chương trình thăm dò thẩm lượng, Tập đoàn đã hoàn tất báo cáo phát triển mỏ trình nước chủ nhà phê duyệt. Hiện tại Tập đoàn đang chỉ đạo chuẩn bị cho công tác phát triển mỏ nhằm mục tiêu bắt đầu khai thác dầu vào năm 2011 với sản lượng ban đầu dự kiến 20.000 thùng/ngày.

Tunisia: (02 Dự án)

- Lô TANIT - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100% (trong đó PVEP 60%, VSP 40%)).

- Lô GUELLALA - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100% (trong đó PVEP 60%, VSP 40%)).

Camorun: (01 Dự án)

- Lô Bomana - Total là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 25%).

Iran: (01 Dự án)

- Lô Danan – Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).

Madagasca: (01 Dự án)

- Lô Majunga – ExxonMobil là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 10%).

Đối với 05 Dự án này, Tập đoàn chủ yếu triển khai công tác nghiên cứu địa chất - địa vật lý trong năm 2008 để chuẩn bị cho chương trình thu nổ địa chấn và khoan trong năm 2009.

Khu vực Châu Mỹ: Cuba: (02 Dự án)

- Lô 16,17,18 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%). - Lô 31,32,42,43 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).

Năm 2008, thực hiện công tác nghiên cứu địa chất địa vật lý và thương mại đấu thầu để chuẩn bị cho chương trình khoan thăm dò năm 2009 tại lô 16, 17, 18. Hoàn thành thu nổ khoảng 4000 km 2D lô 31, 32, 42, 43 ngoài khơi Cuba.

Peru: (01 Dự án)

- Lô Z47 - Tập đoàn là nhà điều hành (Tỷ lệ tham gia 100%).

Venezuela: (01 Dự án và 01 đề án nghiên cứu chung)

- Lô Junin 2 – Liên doanh khai thác và nâng cấp dầu nặng (Tỷ lệ tham gia 40%).

- Đề án nghiên cứu chung nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu vùng hồ Maracaibo.

b)Các Dự án mới ký năm 2008

Năm 2008 được đánh giá là năm thành công trong công tác phát triển và tìm kiếm các dự án phát triển khai thác mới có quy mô lớn của Tập đoàn. Với việc ký kết hợp tác đầu tư với các Công ty dầu khí hàng đầu thế giới (Gazprom, Zarubezhneft – Liên bang Nga, PDVSA – Venezuela) để đầu tư vào các mỏ có trữ lượng dầu khí lên tới hàng tỷ thùng (lô Junin 2 – trữ lượng tại chỗ 34 tỷ thùng và dự báo sản lượng khai thác trong 25 năm đạt 1,46 tỷ thùng dầu, lô Nhenhexky – trữ lượng thu hồi trên 700 triệu thùng) đã góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025, là cơ sở vững chắc cho đầu tư và mở rộng hoạt động dầu khí ở nước ngoài.

Sau khi nhận được phê duyệt của nước chủ nhà về Hợp đồng liên doanh các dự án Junin 2 - Venezuela, Nhenhexky-Liên bang Nga, Tập đoàn đang khẩn trương cùng phía đối tác (Zarubezhneft – Liên bang Nga, PDVSA – Venezuela) xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, tập trung mọi nguồn lực, đề cử nhân sự chủ chốt tham gia điều hành để triển khai dự án có hiệu quả theo đúng tiến độ đề ra. Dự kiến dự án Junin 2 sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2012 với sản lượng ban đầu 50.000 thùng/ngày, đạt sản lượng đỉnh 200.000 thùng/ngày khi hoàn thành xây dựng nhà máy nâng cấp dầu nặng năm 2014, dự án Nhenhexky sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2010 với sản lượng ban đầu 35.000 thùng/ngày.

Năm 2008, Tập đoàn đã cùng Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela hoàn thành công tác đánh giá trữ lượng dầu khí lô Junin 2 và đã được Tư vấn độc lập của Mỹ là Ryder Scott cấp chứng chỉ trữ lượng dầu khí lô Junin 2 là 50 tỷ thùng. Trên cơ sở đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela đã đàm phán và ký kết hợp đồng liên doanh khai thác nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 ngày 20/11/2008. Hợp đồng đã được Quốc hội Venezuela phê chuẩn ngày 15/12/2008. Hiện Bộ Năng lượng và Dầu mỏ Venezuela đang trình Tổng thống ra sắc lệnh trao quyền khai thác mỏ cho Công ty Liên doanh. Với diện tích được phê duyệt cho Liên doanh (247,7 km2) thì trữ lượng dầu tại chỗ khoảng 34 tỷ thùng và dự báo có thể khai thác trong thời hạn hợp đồng 25 năm là 1,46 tỷ thùng tương đương 230 triệu tấn.

Đề án nghiên cứu chung Maracaibo, Tập đoàn đã thực hiện việc cung cấp các chuyên gia kỹ thuật cùng phía Venezuela, tổ chức hội thảo tại Việt Nam cho phía Venezuela phục vụ nghiên cứu nâng cao hệ số thu hồi dầu trong đá móng tại khu vực lòng hồ Maracaibo. Năng lực và kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam đã được phía Venezuela đánh giá rất cao.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 62)

w