Khái quát tình hình đầu tư của Tập đoàn giai đoạn 2005 2008

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 45)

Trong giai đoạn 2005-2008, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã trải qua nhiều mốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi cũng như phát triển của Tập đoàn để thích nghi với tình hình mới. Thực hiện chiến lược phát triển của ngành, trong nhiều năm qua Tập đoàn đã tiến hành đầu tư với quy mô lớn đa dạng về hình thức và mức độ đầu tư trên nhiều lĩnh vực như:

- Đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí.

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu.

- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí.

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng.

- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện.

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm. - Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động. - Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch. - Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

Tổng mức vốn đầu tư của Tập đoàn được thể hiện ở bảng sau:

Biểu đồ 2.3: Tổng vốn đầu tư Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Trong giai đoạn 2005 – 2008, hoạt động đầu tư của Tập đoàn đã được đẩy mạnh cả về phạm vi và loại hình đầu tư. So với kế hoạch phát triển 5 năm 2006 – 2010, thì hoạt động đầu tư của Tập đoàn trong 2 năm 2006 - 2007 đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên so sánh với kế hoạch hàng năm đã được Tập đoàn giao cho các đơn vị thì việc thực hiện kế hoạch đầu tư chưa đạt, cụ thể: Tổng vốn đầu tư thực hiện là 93.88 nghìn tỷ VNĐ đạt 83% so với kế hoạch năm 2006- 2007 (112.772 nghìn tỷ VNĐ) đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, giá dầu giảm mạnh đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là đến hoạt động đầu tư của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn, hoạt động đầu tư trong toàn Tập đoàn vẫn duy trì ở mức ổn định và phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Năm 2008, Tập đoàn tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cụm dự án Khí Điện Đạm Cà Mau, dự án Đường ống Phú Mỹ - Nhơn Trạch,.. ; Các dự án thăm dò khai thác dầu khí được lập ngân sách với tỷ lệ đứng đầu trong kế hoạch đầu tư của toàn Tập đoàn nhưng việc thực hiện kế hoạch lại không theo thứ tự đó. Tính đến 31/12/2008, tổng vốn thực hiện trong năm 2008 là 78 nghìn tỷ đạt 72,8% kế hoạch năm

Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn đầu tư cho các hạng mục đầu tư ta có thể tham khảo bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân theo nội dung đầu tư.

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tài sản cố định 14.934 17.98 42.98 67.23

Phát triển nguồn nhân lực 0.3 0.44 0.32 0.28

Hàng tồn kho 1.17 0.18 3.33 3.62

Đầu tư tài chính 11.6 15.4 6.15 2.83

Đầu tư khác 6.3 5.6 2.24 3.91

Tổng vốn đầu tư 34.304 39.6 54.28 78

Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Qua bảng 2.4, ta thấy Tập đoàn dầu khí Việt Nam tập trung vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, khai khác, đầu tư gia tăng tài sản cố định và các hoạt động đầu tư tài chính như đầu tư vào công ty con, công ty liên kết liên doanh. Trong 2 năm 2007-2008, Tập đoàn tập trung phát triển các hoạt động thăm dò dầu khí trong nước và cả nước ngoài, tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm. Đẩy mạnh tiến độ các dự án như Cụm dự án Khí Điện Đạm Cà Mau, Cụm dự án Khí Điện Nhơn Trạch, Cụm dự án lọc dầu Dung Quất…Tổng lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này qua các năm tăng mạnh; lượng vốn đầu tư năm 2007 tăng 37%, năm 2008 tăng 96.9 % so với năm 2006.

Các dự án đầu tư tài chính cũng luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng vốn đầu tư hàng năm của Tập đoàn. Hiện nay tổng số đơn vị thành viên trong Tập đoàn là 35 đơn vị, trong đó có 6 đơn vị Tập đoàn giữ 100% vốn điều lệ. Trung bình trong giai đoạn này, lượng vốn đầu tư cho hoạt động tài chính chiếm khoảng 25.69% tổng vốn đầu tư của Tập Đoàn

này luôn chiếm trên 70% tổng lượng vốn đầu tư của Tập đoàn. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Dự án TKTD 8.52 10.40 13.06 18.49 Chế biến Dầu khí 11.062 14.648 20.4 22.01 Tàng trữ kinh doanh sản phẩm DK 1.346 1.452 1.84 2.92 Dự án Điện 1.36 1.96 2.77 4.4 Dịch vụ 3.154 1.532 6.68 12.25 Tài chính&BĐS 8.86 9.61 9.53 17.93 Tổng cộng 34.30 39.60 54.28 78.00

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang mở rộng, triển khai thăm dò và khai thác dầu khí ở cả trong và ngoài nước. Hiện nay Tập đoàn đang điều hành và tham gia góp vốn đầu tư vào 50 Hợp đồng/Thỏa thuận hợp tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước, trong đó:

- 2 thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chung chiếm 4% - 24 hợp đồng dầu khí trong thời kỳ thăm dò 48% - 24 hợp đồng đang phát triển khai thác 48%.

Trong giai đoạn 2005-2008, trữ lượng quy dầu không ngừng gia tăng, đặc biệt năm 2008, do Tập đoàn đẩy mạnh thăm dò tìm kiếm ra nước ngoài, hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao, riêng phần trữ lượng gia tăng tại nước ngoài đạt 97 triệu tấn quy dầu.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong nước và tại nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

Tổng sản lượng khai thác quy dầu triệu tấn 24.79 22.77 22.5

Dầu thô triệu tấn 18 15.91 15

Khí tỷ m3 8.79 6.83 7.5

Gia tăng trữ lượng quy dầu triệu tấn 65 59.41 127

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Năm 2008 là năm đánh dấu sự tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tận dụng thế mạnh địa lý chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một lớn mạnh và chủ

trương của Chính phủ cho phép trao đổi cổ phần với một số đối tác là các công ty dầu khí quốc tế, Tập đoàn đã thành công trong việc tăng gần 2 lần số hợp đồng dầu khí ở nước ngoài đã có trước đây với tiềm năng trữ lượng dầu khí lớn.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w