Bộ máy điều hành trực thuộc tập đoàn

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

a) Nhiệm vụ chung của các Ban trực thuộc Tập Đoàn

Trong phạm vi chức năng của Ban mình và theo các quy định về phân cấp trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, các Ban có nhiệm vụ sau:

- Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của Tập đoàn.

- Xây dưng các quy chế, quy định, các văn bản mang tính pháp quy về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Tổ chức xử lý, giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và theo thẩm quyền của Ban; đề xuất giải pháp thực hiện các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị thực hiện.

- Phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin và đánh giá tình hình hoạt động trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam và ở từng đơn vị theo định kì và yêu cầu của Lãnh đạo Tập đoàn.

- Tham gia phối hợp với các Ban liên quan để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban.

b) Quyền hạn chung của các Ban

Hình 2.2: Bộ máy điều hành trực thuộc Tập Đoàn

Hội đồng quản trị

Ban Tổng Giám đốc

Ban phát triển thị trường Ban thanh tra Ban đầu tư phát triển

Ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ban chế biến dầu khí Ban khoa học

công nghệ

Ban khí - điện Ban luật và quan hệ

quốc tế

Ban quản lý hợp đồng dầu khí

Ban quản lý đấu thầu Ban khai thác dầu khí

Ban tìm kiếm thăm dò dầu khí Ban xây dựng Ban kế hoạch Ban tài chính kế toán

và kiểm toán Ban tổ chức nhân sự

Văn phòng

Ban an toàn-Sức khỏe- Môi trường Văn phòng đại diện

phía Nam

Trung tâm công nghệ thông tin - Viễn thông tự động

hóa dầu khí

Trung tâm lưu trữ dầu khí

- Các Ban là cơ quan nghiệp vụ của Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc Tập đoàn theo các lĩnh vực quản lý của các Ban và các quy định chung cua Tập đoàn.

- Có quyền kiến nghị, đề xuất việc khen thưởng, kỉ luật, nâng bậc lương, xếp lương chức danh, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi đào tạo, công tác trong và ngoài nước đối với CBCNV của Ban.

- Lãnh đạo Ban được quyền quan hệ công tác trực tiếp với các cơ quan nghiệp vụ nhà nước theo ngành dọc và được thừa lệnh Tổng giám đốc Tập đoàn ký một số văn bản có tình hướng dẫn, thông báo, đôn đốc, trả lời hay giải thích thuộc lĩnh vực công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Các phòng trực thuộc Ban: tham mưu giúp việc cho Trưởng ban trong một số lĩnh vực của Ban; mọi ý kiến đề xuất khi trình Lãnh đạo Tập đoàn hay xử lý công việc, liên hệ với các đơn vị thành viên và các Ban thuộc Bộ máy cơ quan Tập đoàn đều lấy danh nghĩa của Ban.

c) Chức năng và nhiệm vụ của Ban đầu tư phát triển:

Ban đầu tư phát triển có chức năng quản lý công tác đầu tư phát triển tại Tập đoàn.

Nhiệm vụ chính là: tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn và hàng năm của Tập đoàn.

- Tìm kiếm đánh giá cơ hội đầu tư và phương án đầu tư của Tập đoàn.

- Đầu mối quản lý các chương trình hợp tác của Tập đoàn với các địa phương và tổ chức trong nước.

- Thẩm định các dự án đầu tư, quản lý, đánh giá hiệu quả thực hiện đầu tư của các dự án.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Tập đoàn và các đơn vị có vốn góp của Tập đoàn.

- Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w