Phân tích hàm lượng tổng số niken, đồng và kẽm trong các mẫu trầm tích

Một phần của tài liệu Giới thiệu về nguyên tố Ni, Cu, Zn (Trang 55 - 59)

- Tiến hành lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường

3.6.1. Phân tích hàm lượng tổng số niken, đồng và kẽm trong các mẫu trầm tích

- Quy trình phân tích:

Cân 1g mẫu khô cho vào cốc thủy tinh 50 ml cho thêm 21 ml axit clohidric, sau đó cho thêm từ từ 7 ml axit nitric (hỗn hợp cường thủy), giữ ở nhiệt độ phòng sau đó đun ở 800C trong 2 giờ đến khi gần cạn. Để nguội, định mức bằng dung dịch HCl 2% đến 25 ml rồi tiến hành lọc lấy dung dịch chứa kim loại.

Hàm lượng các kim loại được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật ngọn lửa.

Mẫu được phân tích 3 lần, tại mỗi vị trí lấy mẫu tiến hành làm 2 mẫu song song trong cùng điều kiện, loại bỏ sai số thô và xử lí kết quả thu được. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.17 Hàm lượng tổng kim loại niken, đồng và kẽm trong các mẫu Địa điểm lấy mẫu NiHàm lượng tổng các kim loại (mg/kg)Cu Zn

Diễn 52,52 ± 0,62 88,13 ± 0,88 218,35 ± 5,58 Thanh Liệt 73,14 ± 2,82 88,75 ± 0,89 544,62 ± 4,64 Khe Tang 62,94 ± 0,62 57,92 ± 0,59 263,34 ± 3,39 Ba Đa 50,56 ± 0,58 50,13 ± 1,24 197,74 ± 3,74 Đọ 33,91 ± 0,39 27,25 ± 0,63 77,32 ± 2,03 Quế 43,5 ± 0,62 30,71 ± 1,3 103,96 ± 8,91 Tế tiêu 32,23 ± 0,75 23,13 ± 0,23 79,73 ± 1,91 Mai Lĩnh 40,84 ± 0,56 63,96 ± 0,88 242,56 ± 5,44 Phùng 47,45 ± 1,84 44,73 ± 1,44 141,75 ± 5,94

Hình 3.20 Nồng độ niken trên các điểm thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Hình 3.21 Nồng độ đồng trên các điểm thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Hình 3.22 Nồng độ kẽm trên các điểm thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Hàm lượng tổng 5 dạng của các kim loại Ni, Cu và Zn trong trầm tích trên sông Nhuệ (gồm các điểm: Diễn, Thanh Liệt, Khe Tang, Ba Đa) đều lớn hơn so với sông Đáy (gồm các điểm:Quế, Tế Tiêu, Mai Lĩnh, Phùng), đặc biệt tại điểm giao cắt giữa sông Nhuệ và Tô lịch (đập Thanh Liệt) hàm lượng Zn tăng đột biến và lớn hơn so với điểm Tế Tiêu trên sông Đáy từ 5 đến 20 lần.

Hàm lượng trung bình của các nguyên tố trong trầm tích giảm dần theo thứ tự Zn > Cu > Ni. Hàm lượng tổng của Zn trong trầm tích giao động từ 79,73 đến 544,62 ppm, hàm lượng Cu từ 23,13 đến 88,75 ppm, hàm lượng Ni từ 33,23 đến 73,14 ppm, không có sự khác nhau nhiều giữa các điểm được lấy mẫu trên sông Đáy.

Trên sông Nhuệ: Hàm lượng tổng của niken, đồng, kẽm tăng từ Cầu Diễn đến Thanh Liệt sau đó giảm dần theo Khe Tang -> Ba Đa,hàm lượng tổng cao nhất ở Thanh Liệt do đây là điểm đầu nguồn thải và nhỏ nhất ở cầu Đọ.

Trên sông Đáy: Hàm lượng đồng và kẽm giảm từ Quế xuống Tế Tiêu sau đó tăng lên ở Mai Lĩnh và giảm xuống ở Phùng.

Hiện tại, ở nước ta chưa có tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích. Do đó để đánh giá hiện trạng ô nhiễm, ở đây đã sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài [23, 47]: Giá trị giới hạn mức có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái PEL của Canada (Canadian Sediment Quality Guidelines, Environmental Canada) và Tiêu chuẩn độc tính của Cục bảo vệ môi trường Mỹ EPA (US EPA's toxicity reference values):

Hàm lượng niken trong tất cả các mẫu trầm tích đều lớn hơn giá trị giới hạn độc tính EPA (16).

Hàm lượng đồng trong trầm tích ở các điểm lấy mẫu đều nhỏ hơn giá trị PEL (108) nhưng lại lớn hơn giá trị EPA (16).

Hàm lượng kẽm chỉ có mẫu trầm tích Thanh Liệt có giá trị vượt quá giá trị PEL (271), các điểm còn lại đều có giá trị nhỏ hơn giá trị PEL, tuy nhiên so sánh với giá trị EPA (110) cho thấy, nồng độ kẽm tại các điểm Đọ, Quế, Tế Tiêu nhỏ hơn EPA, những điểm khác lại có giá trị lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về nguyên tố Ni, Cu, Zn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w