Phương pháp vô cơ hóa ướt

Một phần của tài liệu Giới thiệu về nguyên tố Ni, Cu, Zn (Trang 27 - 28)

Oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng một axit vô cơ có tính oxi hóa và nguồn nhiệt bên ngoài. Có thể dùng một loại axit hoặc kết hợp nhiều loại tùy thuộc vào tính chất của các chất nền trong mẫu.

Để vô cơ hóa mẫu chứa silic đioxit chỉ có thể sử dụng axit HF.

Phương pháp này rút ngắn được thời gian so với phương pháp vô cơ hóa khô, bảo toàn được chất phân tích, nhưng phải dùng lượng axit khá nhiều, vì vậy yêu cầu các axit phái có độ tinh khiết cao.

Bảng 1.7. Một số loại axit thường sử dụng trong phương pháp vô cơ hóa ướt

Axit Nhiệt độ sôi Ghi chú

HCl 110 Muối cacbornat, photphat, một số loại oxit và sunfua. Tác nhân khử yếu, ít được sử dụng khi hòa tan hợp chất hữu cơ.

H2SO4 338 Dễ sử dụng do giải phóng các sản phẩm bay hơi, khả năng oxi hóa tốt các quặng, kim loại, hợp kim, oxit và hydroxit, thường sử dụng kết hợp với HNO3.

Chú ý: Không được sử dụng H2SO4 với bình PTFE (PTFE có điểm chảy ở 327oC và bị biến dạng ở 260oC

HNO3 122 Oxi hóa nhiều mẫu mà HCl không hòa tan được, giải phóng lượng vết kim loại dưới dạng muối nitrat.

Thường dùng cho kim loại, hợp kim và các mẫu sinh học.

HClO4 203 Tác nhân khử mạnh với các chất hữu cơ.

Chú ý: Phản ứng mãnh liệt, dễ nổ nên cần cẩn thận khi sử dụng. Mẫu thường được xử lí bằng HNO3 trước khi thêm HClO4

HF 112 Sử dụng cho các chất nền silic đioxit, tạo thành SiF62- trong dung dịch axit.

Chú ý: Không sử dụng dụng cụ thủy tinh, chỉ sử dụng bình bằng chất dẻo.

HNO3/HCl Hỗn hợp với tỉ lệ thể tích 1HNO3 : 3HCl gọi là nước cường thủy, tạo thành chất hoạt động NOCl ngay lập tức. Sử dụng cho kim loại, hợp kim, muối sunfua, và các loại quặng khác, đặc biệt có thể hòa tan Au, Pd và Pt.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về nguyên tố Ni, Cu, Zn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w