Về chính sách phục vụ và thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 61 - 66)

Với phương châm “luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ KH”, trong thời gian tới NH TMCP Á Châu chi nhánh An Giang cần phải:

Quan tâm và thực hiện tốt các chính sách đối với KH có quan hệ thường xuyên, có số dư tiền gửi, tiền vay ổn định tại chi nhánh.

Đa dạng hóa các hình thức huy động bằng tiền, ngoại tệ…trong đó chú trọng tăng các nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất đầu vào thấp của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hình thức cho vay để có thểđáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của KH.

Nâng cấp các điểm giao dịch cho khang trang, tiện nghi, thuận lợi để thu hút KH đến giao dịch và phục vụ KH được tốt hơn.

Bố trí cán bộ có năng lực, trình độđể phục vụ KH đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công nhân viên trong công việc, cần có thái độ, phong cách phục vụ KH văn minh, lịch sự, đảm bảo thực hiện nghiệp vụ chuyên môn nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Tăng cường công tác khảo sát tiếp thị nhằm quảng cáo thương hiệu và cho KH biết những sản phẩm của NH nhằm thu hút KH mới và tạo sự tin tưởng cho KH cũ.

Tổ chức các buổi hướng dẫn KH gửi tiền, vay tiền tối thiểu 1 lần /năm để KH biết rõ các thủ tục cần thiết khi vay vốn hoặc gửi tiền đồng thời xử lý các khó khăn vướng mắc trong quan hệ giữa NH với KH.

4.7.2 Về hoạt động của chi nhánh

Tổ chức họp định kỳđể kiểm tra, giám sát, phổ biến kế hoạch cho vay, thu nợ,….theo khu vực phụ trách của từng cán bộ TD. Công tác kiểm tra và lập báo cáo kiểm toán, quyết toán phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện đúng nguyên tắc chuyên môn của ngành NH để tiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động NH của Nhà nước và Hội sở.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập các chế độ của ngành, triển khai kịp thời các chếđộ chính sách của Đảng và Nhà nước, chếđộ thể lệ của ngành để cán bộ, công nhân viên nắm bắt kịp thời nhằm thực thi tốt nhiệm vụ của mình, tránh sai xót. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên nhằm tạo khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ và phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra.

Tăng cường công tác thẩm định, vì đây là công việc quan trọng giữ vị trí quyết định đến chất lượng TD và giảm thỉu rủi ro. Cán bộ TD cần phải hiểu biết rộng, nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của KH trên địa bàn mình phụ trách.

Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với công tác nhiệm vụ được giao. Từng cán bộ cần có bảng đăng ký chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ trong từng tháng để làm cơ sở khen thưởng, kiểm điểm và xét thi đua vào cuối quý, năm. Tổ chức sơ kết định kỳđể khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ nhằm mục tiêu đạt kết quảđã đề ra.

Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng. Trong công tác TD, thông tin là yếu tốđóng vai trò quyết định giúp cho NH ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía KH cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ TD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do KH cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về KH, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH…dựa trên các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứđánh giá chính xác hơn về KH vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

4.7.3 Về nhóm giải pháp quản lý

Để hoạt động kinh doanh trong năm 2010 đạt chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng. Chi nhánh cần đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện như sau:

- Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ TD phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phù hợp với công tác ngiệm vụ được giao.

- Từng cán bộ có bảng đăng ký chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ trong năm 2010 để làm cơ sở phấn đấu, kiểm điểm công tác và xét thi đua vào cuối quý, cuối năm.

- Tổ chức sơ kết theo định kỳđể khen thưởng các tập thể và cá nhân làm tốt nhiệm vụ nhằm mục tiêu thực hiện đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

4.7.4 Về nghiệp vụ tín dụng

Phân công khối lượng TD phù hợp với khả năng của từng bộ phận và cán bộ TD trên từng địa bàn thích hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên NH đểđảm bảo phát vay, thu nợ và xử lý nợ kịp thời nhằm hạn chế phát sinh NQH.

Chi nhánh cần tích cực trong công tác phân loại KH, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của KH từ khi vay cho đến khi thu được nợ, không để tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích. Cán bộ TD cần tiếp xúc với chính quyền địa phương (ấp, xã) tìm hiểu mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của KH, ruộng đất của KH có cầm cố không, mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho phần vốn phát vay. Đôn đốc, nhắc nhở KH thực hiện đúng nghĩa vụ đóng lãi và trả lãi khi đến hạn. Thông qua công tác theo dõi này để NH có những chính sách kịp thời như: Thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho KH trong quá trình KH gặp khó khăn…để có thểđảm bảo được nguồn vốn cho vay của NH.

NH cần tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, NQH, nợđã cơ cấu thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉ định tồn đọng không sinh lời. Hạn chế tối đa NQH mới phát sinh bằng biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định TD và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Khi khoản cho vay trở nên có vấn đề cần phải tách biệt trách nhiệm đòi nợđộc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong từng khâu trong quá trình cho vay – thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa các cán bộ NH, đồng thời công việc xử lý thu hồi nợđược thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần tăng cường chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng dự đoán xu hướng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm công tác kiểm soát TD. Bên cạnh đó, tăng cường cải cách thủ tục từ khâu thẩm định đến khâu xét duyệt và giải ngân vốn vay; hoàn thiện cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ nhưng đơn giản và linh hoạt; thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các thủ tục, quy trình cấp TD theo nội dung quy định của Sổ tay tín dụng do NH TMCP Á Châu ban hành.

Để công tác thu hồi NQH đạt kết quả tốt, NH nên phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ từ các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác thu hồi và xử lý NQH. Ngoài ra, NH còn có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bản đủđiều kiện xử lý và nợđã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bản. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý NQH bằng cách thuyết phục KH tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu KH không có khả năng trả nợ thì khuyên KH nên tự tìm người để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay. Trong trường hợp KH không bán được tài sản, NH buộc phải đem tài sản đi phát mãi để thu hồi vốn vay.

Chương 5. KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường TD trên địa bàn nhưng NH TMCP Á Châu chi nhánh An Giang đã ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí của mình. NH đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng nhiều từ các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư, cá nhân…để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác. Việc đem nguồn vốn từ nơi thừa cung cấp cho nơi thiếu không những góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn đem lại lợi nhuận cho NH. Từđó hiệu quả huy động vốn và cho vay của NH được nâng cao. Đặc biệt giai đoạn (2007 – 2009), doanh số cho vay khách hàng cá nhân không ngừng tăng từ 187.402 triệu đồng năm 2007 đến 278.871 triệu đồng năm 2009, dư nợ cho vay tăng từ 196.833 triệu đồng triệu đồng năm 2007 đến 240.437 triệu đồng năm 2009, đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng từ 163.993 triệu đồng năm 2007 đến 249.068 triệu đồng năm 2009, NQH vẫn nằm trong tầm kiểm soát chỉở mức dưới 1,5%.

Thực tế trong những năm qua NH đã có những đổi mới một cách rõ rệt theo chiều hướng tích cực như: Tác phong làm việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên NH được cải thiện, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi, dự thưởng… đó là điều đáng khích lệ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của NH. Tuy nhiên những cố gắng này cần được phát huy hơn nữa để bắt kịp và cạnh tranh với các NH trong nước khác cũng như các NH nước ngoài trong quá trình hội nhập. Trong 3 năm qua tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân của NH ngày càng tiến triển theo chiều hướng tích cực, lợi nhuận gia tăng qua các năm, tuy nhiên NH đang phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn tăng khá cao, đặc biệt là trong năm 2009 nợ quá hạn là 3.250 triệu đồng, đây là những vấn đề mà NH cần xem xét và giải quyết trong thời gian tới.

Qua quá trình phân tích TD đối với khách hàng cá nhân cho thấy những mặt đạt được và những mặt tồn tại của NH, thông qua đó NH sẽ kiện toàn được mình trong quá trình hoạt động để ngày càng phát triển và mở rộng thị phần trong địa bàn. Hài hòa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay để tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra, từđó NH sẽ chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, đẩy mạnh công tác thu nợ và giảm thiểu nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và trong toàn bộ hoạt động TD của NH nói chung.

Nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân của chi nhánh qua 3 năm khả quan và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ của toàn thể nhân viên NH TMCP Á Châu Chi nhánh An Giang.

5.2 Kiến nghịđối với Ngân hàng ACB

Ban lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ nhân viên NH, khuyến khích khen thưởng những thành viên làm tốt công việc. Đưa ra những điều khoản kỷ luật và thực hiện khi có thành viên vi phạm.

NH căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, chu kỳ sản xuất thực tếởđịa bàn đặc biệt là các vụ lúa trong năm để có thể cung cấp vốn kịp thời và chủ động trong việc quản lý nguồn vốn cho vay và thời gian thu hồi vốn.

NH cần điều tra kỹ và giải quyết thoả đáng những trường hợp tiêu cực đối với từng trường hợp vay vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, có khả năng trả nợ nhưng cố tình dai dưa kéo dài,… để giữ uy tín cho NH.

Giao trách nhiệm cho từng nhân viên cụ thể phụ trách từng địa bàn trong tỉnh và từng nhân viên phải chịu trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhận.

1. Nguyễn Minh Kiều, 2008, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thồng Kê, TP HCM.

2. Nguyễn Minh Kiều, 2006, tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê, TP HCM. 3. Bộ tài chính, 2009, luật doanh nghiệp, NXB Thống Kê, TP HCM.

4. Nguyễn Thị Thùy Mai, 2008, phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_CNAG, khoa KT – QTKD, đại học An Giang.

5. Trần Thị Khánh An, 2007, phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại NH Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh An giang, khoa KT – QTKD, đại học An Giang.

6. Lâm Hồng Bảo Chính, 2008, phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH Công Thương An Giang, khoa KT – QTKD, đại học An Giang.

7. Quyết định số 497/QĐ – TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

8. Thông tư số 02/2009/TT – NHNN ngày 3/2/2009 của Thống đốc NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)