Nợ quá hạn của ACB An Giang

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 41)

Tín dụng NH là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của NH, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề NQH và nợ xấu luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác TD cũng như các nhà lãnh đạo NH, bởi vì việc thẩm định giải quyết một món vay đã khó, thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi là công việc khó hơn. Thông thường đa số KH đều vay trảđúng hạn, uy tín. Tuy nhiên cũng không hiếm KH không chịu trả nợ với nhiều nguyên nhân khác nhau, làm phát sinh NQH thậm chí trở thành nợ tồn đọng, do đó cần có biện pháp xử lý để lành mạnh hoá tài chính NH.

Bảng 4.6 Nợ quá hạn của ACB An Giang giai đoạn (2007 – 2009)

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt

đối Tươđống i Tuyđối ệt Tươđốngi 1. NQH Cá nhân 1.896 1.820 3.250 -76 -4% 1.430 79% 2. NQH Doanh nghiệp 206 194 1.521 -12 -6% 1.327 684%

3. Tổng NQH (1+2) 2.102 2.014 4.771 -88 -4% 2.757 137%

90% 10% 90% 10% 68% 32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2007 2008 2009 Năm

Biểu đồ 4.6 Cơ cấu nợ quá hạn của ACB An Giang

giai đoạn (2007 - 2009)

1. NQH Cá nhân 2. NQH Doanh nghiệp

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình NQH tại chi nhánh có sự biến động lớn trong năm 2009. Trong thực tế, hoạt động tín dụng NH ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều phát sinh NQH và đây cũng là một vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên mỗi NH đều phải cố gắng tìm ra giải pháp để hạn chế NQH đến mức thấp nhất có thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Đối với KH cá nhân của ACB An Giang: Tình hình NQH trong năm 2007 là 1.896 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 90%), năm 2008 là 1.820 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 90%), giảm 76 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 4%. Trong năm 2009, NQH là 3.250 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 68%), tăng 1.430 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 79%. NQH của ACB An Giang trong năm 2009 tập trung chủ yếu ở các KH là những thành phần kinh tế tư nhân, những hộ kinh doanh cá thể. NQH tồn tại chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, nhiều hộđã cố tình không trả nợ vay khi đến hạn gây nhiều khó khăn cho NH. Bên cạnh đó còn có những khoản nợ mà người vay không thanh toán được do chịu sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng của nạn dịch cúm gia cầm trong năm 2007 và 2008, giá cả biến động, tình hình kinh tế bất ổn. Bởi vì hầu hết các hộ vay là để chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi cá, trồng lúa, trồng rẩy, từđó cũng không thể trả nợ NH đúng hạn.

Đối với KH doanh nghiệp: Trong năm 2007 và 2008, NQH khách hàng doanh nghiệp của ACB An Giang biến động theo chiều hướng tốt, cụ thể trong năm 2007 NQH là 206 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), năm 2008 là 194 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), giảm 12 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 6%. Tuy nhiên năm 2009 NQH khách hàng doanh nghiệp của ACB An Giang gia tăng đến 1.521 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 32%), tăng 1.327 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 684%. Nguyên nhân làm cho NQH trong năm 2009 tăng đột biến là do khủng hoảng kinh tế xảy ra trong năm 2007 và 2008 làm cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và ở An

Giang nói riêng gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp phải phá sản, giải thể nên không có khả năng trả nợ NH.

4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của ACB An Giang

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động TD đóng vai trò chủ yếu, bởi thu nhập từ hoạt động TD đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của toàn Chi nhánh, góp phần tăng thu và đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới. Đối với ACB nói chung và chi nhánh ACB An Giang nói riêng với chiến lược trở thành NH bán lẻ hoạt động TD cá nhân càng đóng vai trò quan trọng đối với ACB. Để đánh giá được thực trạng hoạt động TD cá nhân của chi nhánh được thể hiện rõ qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và NQH đối với khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2007 - 2009.

4.4.1 Phân tích doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ACB An Giang

Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, cho tiêu dùng, cho nông nghiệp trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với chính NH. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho NH để từ đó bồi hoàn lại chi phí cho tiền gửi của NH, bù đắp các chi phí hoạt động và tạo ra được lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy bên cạnh việc gia tăng doanh số cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận và đảm bảo hoạt động của NH được ổn định thì cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

4.4.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn

Hoạt động cho vay tại ACB An Giang đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn TD của NH được đầu tư hầu hết vào các sản phẩm phục vụ KH là đối tượng cá nhân nhằm hỗ trợ vốn cho các cá nhân bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất, để cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế trong khu vực.

Trong 3 năm qua NH đã không ngừng củng cố, cải thiện và đổi mới từ phong cách phục vụ cho đến các qui định cho vay nhằm mục đích tạo điều kiện cho KH dễ tiếp cận với NH. NH mở rộng đầu tư TD nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tượng KH đến giao dịch, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho họ. Doanh số cho vay theo thời hạn của ACB An Giang giai đoạn (2007 – 2009 ) như sau:

Bảng 4.7 Doanh số cho vay KH cá nhân của ACB An Giang theo thời hạn giai đoạn (2007 – 2009) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 149.920 158.710 225.880 8.790 6% 67.170 42% Trung dài hạn 37.482 50.243 52.991 12.761 34% 2.748 5% Tổng 187.402 208.953 278.871 21.551 11% 69.918 33%

80% 20% 76% 24% 81% 19% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2007 2008 2009 Năm Biểu đồ 4.7 Cơ cấu DSCV khách hàng cá nhân theo thời hạn của ACB An Giang (2007 - 2009) Ngắn hạn Trung dài hạn

* Doanh số cho vay trung dài hạn

Trong giai đoạn 2007 – 2009, doanh số cho vay trung - dài hạn tăng với tốc độ tương đối chậm. Năm 2007 doanh số cho vay trung – dài hạn đạt 37.482 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 20%). Năm 2008 đạt 50.243 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 24%), tăng 12.761 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 34%. Sang năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn đạt 52.991 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 19%), tăng 2.748 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 5%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn còn chưa ổn định do đó nhiều dự án đầu tư vẫn chưa được đầu tư mở rộng. Bên cạnh đó do chiến lược kinh doanh của NH nhằm giảm bớt rủi ro và thu hồi vốn nhanh cộng với đặc điểm kinh tế tỉnh An Giang chủ yếu là nông nghiệp nên thời gian vay cũng không dài, do vậy doanh số cho vay trung – dài hạn đối với KH cá nhân không tăng trưởng nhiều.

Doanh số cho vay trung - dài hạn điều tăng qua các năm, nhưng xét về tỷ trọng cho thấy tỷ trọng cho vay trung - dài hạn có nhiều biến động và có dấu hiệu giảm trong năm 2009, năm 2009 tỷ trọng cho vay trung dài hạn đạt 19% trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân, giảm 5% so với năm 2008 (24%).

* Doanh số cho vay ngắn hạn

Tuy tình hình kinh tế vẫn còn trong tình trạng có nhiều biến động nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng với tốc độ nhanh qua từng năm. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 149.920 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 80%). Năm 2008 doanh số đạt 158.710 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 76%), tăng 8.790 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 6%.

Năm 2009 doanh sốđạt 225.880 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 81%), tăng 67.170 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng 42%.

Xét về tỷ trọng, doanh số cho vay ngắn hạn đối với KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn (2007 – 2009), cụ thể năm 2007 đạt 80%, năm 2008 đạt 76%, năm 2009 đạt 81%.

Nhìn chung trong giai đoạn (2007 – 2009) cả doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung - dài hạn điều tăng với tốc độ ngày càng nhanh điều này chứng tỏ tình hình TD đối với KH cá nhân của chi nhánh đang trên đà phát triển. Đặc biệt năm 2009 doanh số cho vay đối với KH cá nhân đã tăng 69.918 triệu đồng (33%) so với năm 2008. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn KH cá nhân luôn đóng vai trò quan trọng và có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh An Giang có nền kinh tế nông nghiệp, do đó thời hạn cho vay cũng gắn liền với vụ mùa trong năm, điều này đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn đối với KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

4.4.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích tín dụng

Hiện nay chi nhánh ACB An Giang đang cung cấp nhiều loại hình cho vay tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn khác nhau của khách hàng như:

Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng Cho vay phục vụ SXKD và làm dịch vụ Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp Thấu chi tài khoản cá nhân

Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua Cho vay hỗ trợ tiêu dùng

Mục đích đa dạng hóa các loại hình cho vay là nhằm đáp ứng nhu cầu của KH, tạo điều kiện cho KH tiếp cận và lựa chọn dễ dàng hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, do vẫn còn một vài loại hình vẫn chưa thật sự thu hút KH và phổ biến nên ởđây đề tài chỉ tập trung phân tích các loại hình cho vay chủ yếu của chi nhánh.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ACB An Giang theo mục đích tín dụng (2007 – 2009) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Chỉtiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối CVNN 126.031 141.154 195.210 15.123 12% 54.056 38% CV SXKD 36.987 41.056 52.620 4.069 11% 11.564 28% CV TD 18.329 20.162 23.911 1.833 10% 3.749 19% CV khác 6.055 6.581 7.130 526 9% 549 8% Tổng 187.402 208.953 278.871 21.551 11% 69.918 33%

126.031 36.987 18.329 6.055 141.154 41.056 20.162 6.581 195.210 52.620 23.911 7.130 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm

Biểu đồ 4.8 DSCV của ACB An Giang theo mục đích

tín dụng (2007 - 2009)

CVNN CV SXKD CV TD CV khác

DSCV khách hàng cá nhân có sự gia tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2009. Trong đó gia tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản vay cá nhân phục vụ SXNN, vì phần lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NH chủ yếu là nhằm mục đích phục vụ trồng lúa, nuôi cá, chăn nuôi gia súc: heo, bò….Doanh số cho vay phục vụ SXNN tại NH qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 126.031 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 67%). Năm 2008 đạt 141.154 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 68%), tăng 15.123 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 12%. Năm 2009 Doanh số cho vay SXNN đạt 195.210 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 70%), tăng 54.056 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 38%. Doanh số cho vay SXNN trong năm 2009 tăng nhanh là do trong năm 2009 giá lúa ởĐBSCL đạt mức cao, điều này đã tạo điều kiện cho nông dân mạnh dạn tái sản xuất. Bên cạnh đó những chính sách hỗ trợ lãi suất SXNN của Chính phủ (chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh theo quyết định 131/QD-NHNN ngày 23/01/2009 và thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009) cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay SXNN của chi nhánh trong năm 2009.

Đối với cho vay SXKD, doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Ở lĩnh vực này NH cho vay đối với các hộ kinh doanh, mua bán có quy mô vừa và nhỏ, với mục đích bổ sung vốn lưu động do thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh của KH và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, các hộ kinh tế gia đình sử dụng tiền vay kinh doanh có hiệu quả nên cần thêm vốn để bổ sung mở rộng qui mô đồng thời cũng có nhiều hộ mới bước vào tham gia trong lĩnh vực này nên cần vốn để sản xuất – kinh doanh. Năm 2007 doanh số cho vay SXKD đạt 36.987 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 20%), năm 2008 doanh số cho vay SXKD đạt 41.056 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 20%), tăng 4.069 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 11%. Năm 2009 doanh số cho vay SXKD đạt 52.620 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 19%), tăng 11.564 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 28%.

Đối với cho vay tiêu dùng: đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho hộ gia đình mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, sửa chữa nhà, tiêu dùng cá nhân… Nhìn chung, doanh số cho vay trong lĩnh vực này qua 3 năm cũng tăng. Năm 2007 đạt 18.329 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), năm 2008 đạt 20.162 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10%), tăng 1.833 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 10%. Năm 2009 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 23.911 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 9%), tăng 3.749 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 19%.

Các hình thức vay khác ở chi nhánh trong thời gian qua có doanh số cho vay thấp, dao động từ 6.055 triệu đồng đến 7.130 triệu đồng và chiếm tỷ trọng nhỏ (3%) trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân nên hầu như không có biến động lớn trong 3 năm 2007, 2008 và 2009.

Tóm lại, doanh số cho vay theo các mục đích tín dụng đều tăng qua các năm, trong đó cho vay SXNN chiếm doanh số cao nhất. Đạt được kết quả này là do sự cố gắng của tất cả các cán bộ công nhân viên, bên cạnh đó NH nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự tin tưởng của KH, NH luôn tận tình giúp đỡ và giải quyết nhanh các hồ sơ thủ tục vay cho KH, điều này làm cho KH rất hài lòng và đó cũng chính là điểm mạnh của NH, tạo khả năng cạnh tranh cao.

4.4.2 Phân tích doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ACB An Giang

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động TD của NH, đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần lớn hiệu quả hoạt động TD của NH. Khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động TD của NH càng đạt hiệu quả. Ngược lại, cho vay mà không thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NH. Do vậy, vấn đề thu nợ cần phải được quan tâm hàng đầu, điều này đòi hỏi cán bộ TD phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở KH trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp NQH. Cho vay và thu nợđúng hạn thì đồng vốn của NH mới được xoay chuyển nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho NH trong hoạt động TD.

Mặt khác, trong hoạt động TD của NH khi quyết định nên cho vay hay không cho

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)