Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế GTGT phù hợp với giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định (Trang 40 - 45)

b. Mô hình quản lý thu thuế trong thời gian tới.

3.2.2.Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế GTGT phù hợp với giai đoạn tớ

Trên thế giới, phần lớn các hệ thống quản lý thuế đều hoạt động theo nguyên tắc tự tính thuế, tự khai thuế và tự nộp thuế trên cơ sở tính tự giác của đối tượng nộp thuế. Mục tiêu cơ bản của hệ thống này là giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp của cán bộ nộp thuế với những đối tượng nộp thuế chấp hành đúng qui định về thuế. Bằng cách đó, với lực lượng cán bộ có hạn của bộ máy quản lý thuế, có thể tập trung vào việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm.

- Quản lý các đối tượng nộp thuế

Đối với các cơ sở kinh doanh đã được theo dõi trên sổ bộ cần phải được sắp xếp theo mã số từng địa bàn, ngành nghề, phương pháp nộp thuế. Cán bộ quản lý phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị mà mình quản lý. Khi đơn vị có đơn xin nghỉ kinh doanh thì cán bộ thuế có thể cùng cơ quan liên ngành trực tiếp điều tra, xác minh thực tế ( điều này có thể làm được vì rằng trong cơ chế thị trường một đơn vị mới ra kinh doanh hay nghỉ kinh doanh có tác động lớn đến đơn vị khác ).

Trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay cơ quan thuế cần tận dụng sức mạnh của tin học vào quản lý thuế. Với mỗi đối tượng nộp thuế đều được cấp mã số thuế vì vậy khi đơn vị có đơn xin nghỉ kinh doanh ta nêu mã số thuế ở một nơi để làm số kiểm tra và sau đó theo dõi trong một thời gian xem mã số đó có là đầu vào của đối tượng khác không, qua đó biết được đơn vị đó nghỉ thật hay giả.

Bên cạnh việc kiểm tra ta cũng cần có quy định cụ thể các hình thức xử phạt đối với những đơn vị xin nghỉ kinh doanh mà vẫn kinh doanh. Đồng thời

cũng quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ quản lý trên địa bàn không phát hiện ra các đơn vị nghỉ giả.

Đối với các đơn vị nghỉ không đơn cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

- Quản lý căn cứ tính thuế

Phát huy tinh thần tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, cán bộ thuế cần phải thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc ghi chép, tính toán của cơ sở. Việc kiểm tra phải bao quát được trên các khía cạnh cơ bản sau:

1. Kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ, nếu phát hiện các trường hợp để mất mát thất lạc cần xử phạt theo đúng quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành. Cần phải có biện pháp xử lý đối với những người bán cũng như người mua để mất mát hoá đơn một cách không chính đáng.

2. Kiểm tra việc ghi chép hoá đơn, chứng từ. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm như dùng hai quyển một lúc, hoá đơn nhảy cóc, nội dung ghi chép không rõ ràng, không đúng chỉ tiêu quy định ghi trên hoá đơn... thì phải lập biên bản xử lý ngay. Việc phát hành, lưu hành những hoá đơn không phải do Bộ Tài Chính phát hành hay cho phép phát hành phải được xử như hành vi khai man trốn lậu thuế.

Cần phải đi sâu kiểm tra, giám sát tránh việc giấu doanh thu thông qua việc không xuất hoá đơn hay ghi hai liên không trùng khớp nhau.

Cán bộ nếu không phát hiện ra các trường hợp vi phạm mà thanh tra phát hiện ra cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

3. Kiểm tra việc áp dụng mức thuế suất có phù hợp không. Đối với những cửa hàng tổng hợp có nhiều mặt hàng chịu các mức thuế suất khác nhau cần chú ý xem xét việc kê khai có đúng quy định không tránh việc ghi chung chung đánh đồng các mặt hàng có thuế suất khác nhau để trốn thuế.

4. Kiểm tra việc ghi chép, hạch toán, khoá sổ kế toán (cuối tháng, quý, năm phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập bảng kê khai tính thuế theo quy định). Để làm tốt việc này đòi hỏi cán bộ thuế không chỉ phải có kiến thức về quy trình quản lý thu thuế mà còn phải hiểu biết về chế độ hạch toán kế toán. Đặc biệt chú ý đến việc hạch toán chi phí đầu vào của đơn vị. Tất cả các khoản chi phí đều phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và phải là chi phí hợp lý. Lưu ý rằng tất cả các chi phí nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ, không được hạch toán vào chi phí hợp lý. Doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể những TSCĐ không phân định được tỷ trọng sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt gia đình, giữa việc sử dụng cho sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT và mặt hàng không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ theo quy định. Tiền lương, tiền công phải dựa và hợp đồng lao động ký kết giữa chủ DN và người lao động nhưng không vượt quá mức thu nhập bình quân mà UBND thành phố Hà Nội quy định trong từng thời kỳ ( thực tế đa số các cơ sở đều vi phạm điều này ).

5. Kết hợp việc kiểm tra số liệu trên sổ sách, hoá đơn, chứng từ với số liệu thực tế về số lượng, chất lượng. Cần xem xét kỹ các trường hợp kê khai hàng kém phẩm chất phải bán hạ giá, hàng bị hư hỏng, quá thời hạn phải tiêu huỷ... Nếu cần thiết có thể mời các nhân viên KCS của các ngành, nhân viên sở y tế... cùng làm việc nhất thiết phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ở mức độ nghiêm trọng có thể làm hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

6. Đối với những đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách kế toán, hoá đơn, chứng từ hoặc từ chối không xuất trình sổ sách kế toán thì cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế đồng thời xử phạt hành chính theo nghị định 22/CP của Chính phủ.

- Quản lý việc thu nộp tiền thuế

Để làm tốt công tác này thì:

Chi cục Thuế phối hợp với Kho bạc để bố trí thêm những điểm thu thuận lợi. Vào những ngày cao điểm đề nghị Kho bạc làm thêm giờ để đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh nộp thuế được nhanh chóng, dễ dàng. Khâu này cần phải được cải tiến gọn nhẹ hơn về thủ tục để giảm bớt số lượng cán bộ thuế phải trực viết biên lai tại điểm thu Kho bạc để tăng cường cho thanh tra thuế, nâng cao chất lượng công tác thuế. Sang năm 2008 khi đã nối mạng trong toàn ngành tài chính thì hoạt động thu thuế qua Kho bạc càng phải thông thoáng hơn do vậy không cần thiết phải có cán bộ thuế trực tại điểm thu, cán bộ thuế chỉ cần kiểm tra trên máy vi tính vẫn đảm bảo công việc, giảm thiểu sự chồng chéo không cần thiết.

Phải xử lý nghiêm minh, công bằng đối với các trường hợp nợ nần dây dưa về thuế. Kiên quyết thực hiện việc phạt nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp. Nếu đối tượng nộp thuế cố tình chây ỳ không nộp thuế thì có thể giữ hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt. Khi cần thiết có thể kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.

Đối với cán bộ thuế, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì ngoài việc phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đó còn tuỳ thuộc vào tính chất mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và ngược lại đối với những cán bộ có thành tích trong việc thu nộp thuế cần có các hình thức khen thưởng kịp thời.

Đối với các cơ sở nợ đọng thuế phải làm đầy đủ hồ sơ làm căn cứ cho Chi cục hoặc đội liên ngành điều tra, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng cường công tác thanh tra thuế

Ngoài việc tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ( trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đó không chỉ đơn thuần là trình độ nghiệp vụ về thuế mà còn cả trình độ về kế toán, thống kê, về thị trường, giá cả, về xu thế hoạt động sản xuất, kinh doanh...). Định kỳ nên tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi giữa cán bộ thanh tra trong Chi cục với nhau, giữa Chi cục này với Chi cục khác...

Tổ thanh tra phải chủ động trong công việc, có kế hoạch cụ thể từng ngày, từng tuần trình lãnh đạo Chi cục duyệt. Tăng cường mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, cố gắng để sắp xếp được các cuộc thanh tra thường kỳ đối với từng đối tượng nộp thuế. Có như vậy mới ngăn ngừa hạn chế được sai phạm từ trước khi sai phạm phát sinh phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Việc xử lý của cán bộ thanh tra phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Không được lạm dụng quyền hạn để bắt ép cơ sở sản xuất kinh doanh làm những điều vô lý nhưng cũng không thể để tình trạng đánh trống bỏ dùi chỉ lập biên bản mà không làm thủ tục xử phạt.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế cũng cần phải thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các vi phạm của cán bộ thuế trong việc quản lý hoá đơn, biên lai, xác định doanh số, đôn đốc thu nộp tiền thuế...

Để thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan và yêu cầu họ cung cấp số liệu cũng như của người tham gia khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định (Trang 40 - 45)