Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel (Trang 39 - 46)

II. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KINHDOANH CỦA

3.2Phân tích đối thủ cạnh tranh

3. Môi trường cạnh tranh ngành ()

3.2Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường hiện nay có 5 nhà cung cấp mà Viettel Internet coi là đối thủ trực tiếp (VDC, FPT, NetNam, SPT, ) và các nhà cung cấp mới trong tương lai như Hà Nội Telecom, ETC....

a. VDC

o Sản phẩm, dịch vụ

Dịch vụ cung cấp

 Là nhà cung cấp có đầy đủ nhất các loại hình dịch vụ về truy nhập, GTGT, đấu nối Internet.

 Đã chuẩn bị các dịch vụ ứng dụng (OSP), đặc biệt các ứng dụng về nội dung thông tin.

 Một số dịch vụ mới chuẩn bị chính thức cung cấp: Internet không dây, VPN.

Chất lượng các dịch đang cung cấp không đồng đều, dịch vụ cùng loại kém FPT.

Thị trường cung cấp dịch vụ : 64 tỉnh thành, trong đó thị trường chính là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Tình hình phát triển dịch vụ của VDC:

 Số lượng thuê bao và thị phần của VDC đến tháng 2/2006 (đã quy đổi)

Thời gian Số lượng thuê bao

Tăng trưởng

20 Theo: “kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007”, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, công ty Internet Viettel

Số lượng Tỉ lệ Tháng 10/2005 1099407 - - 44.32 Tháng 11/2005 1192125 92718 8.43% 44.48 Tháng 12/2005 1283236 91138 7.65% 44.15 Tháng 1/2006 1341368 58105 4.53% 44.55 Tháng 2/2006 1401855 60487 4.5% 43.85

Nguồn :(http://www.vnnic.net.vn dung lượng kết nối theo đối tượng doanh nghiệp tháng 10, 11, 12/2005; 1,2/2006 Submit)

 Tình hình phát triển dịch vụ leased line: Là một ISP có thế mạnh về cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ VDC rất chú trọng phát triển dịch vụ này. Tính đến giai đoạn hiện nay VDC đã có khoảng 500 khách hàng leased line tại Hà Nội.

o Chính sách kinh doanh

 Phát triển diện rộng, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả (tài nguyên có sẵn, đầu tư ồ ạt...)

 Kinh doanh chưa định hướng khách hàng. Chưa xây dựng được hình ảnh hoàn hảo trên thị trường

 Chính sách giá chưa mềm dẻo, thường xảy ra xu hướng quá tải khi có tác động.

 Hệ thống kênh phân phối chưa được quan tâm nên hoạt động kém hiệu quả: VDC thực hiện chính sách phân phối thông qua hệ thống các tổng đại lý, đại lý và Bưu điện các tỉnh.

 Tổng đại lý của các ISP chỉ chủ yếu là nhà phân phối thẻ và các đại lý chủ yếu phát triển các loại dịch vụ gia tăng cho VDC.

 Các chính sách đại lý của VDC thường ít được điều chỉnh, do vậy không gây được thiện cảm từ phía các nhà trung gian.

 Đã quan tâm tới các chính sách marketing nhưng việc thực hiện chưa ráo riết và thiếu tính đồng bộ.

 Hiện tại VDC thực hiện quảng cáo trên báo chí là chính nhưng rất rời rạc, ngoài ra có kết hợp quảng cáo trên truyền hình, tuy nhiên tần suất quảng cáo chưa nhiều và chủ yếu là được kết hợp trong các chương trình quảng cáo của VNPT trên kênh truyền hình VTV1, VTV3.

 Các đầu báo chủ yếu VDC phát hành: Báo Bưu điện Việt Nam, PC World, Thời báo kinh tế, Báo Hà nội mới, Sài gòn giải phóng, Echip, Tuổi trẻ, Thể thao văn hoá…Với tần suất không lớn nhưng được đăng khá thường xuyên các tháng.

 Quảng cáo thường gắn với việc thông báo khuyến mại , một số quảng cáo truyền hình nhằm giới thiệu dịch vụ mới.

V D C K A C H H A N G TỔNG ĐẠI LÝ PP THẺ. BƯU ĐIỆN CÁC TỈNH ĐẠI LÝ PT

 Các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo ngoài trời qua pano, áp phích và tham gia các hoạt động tài trợ triển lãm đã bắt đầu được quan tâm, và với tiềm lực của VDC gần đây họ đã tham gia tài trợ khá nhiều các chương trình, sự kiện viễn thông trong nước do VNPT tổ chức.

o Tổ chức, đào tạo đội ngũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đội ngũ được đào tạo bài bản về kỹ thuật và kinh doanh.

 Chính sách thải loại người yếu và tuyển dụng người giỏi chưa được chú trọng.

 Cơ cấu tổ chức cồng kềnh.

 Lòng say mê và nhiệt tình của đội không cao. o Hạ tầng

 Mạnh, rộng nhưng không đồng đều, thiếu đồng bộ.

 Có khả năng triển khai hạ tầng mạnh trên diện rộng. o Quy mô và hướng đầu tư

 Đầu tư diện rộng, ồ ạt nhưng thiếu hiệu quả. Một số nơi dung lượng thiết bị đầu tư vượt nhiều nhu cầu hiện tại.

 Được Tổng công ty hỗ trợ lớn trong quá trình đầu tư. Đầu tư với xu hướng thực hiện chính sách hơn là kinh doanh.

o Công nghệ

 Đã triển khai xong Internet pha 4, các tỉnh đều có POP.

 Ứng dụng các công nghệ hiện đại để thay thế dần hạ tầng cũ.

 Định hướng phát triển mạnh Internet băng rộng và các dịch vụ gia tăng đa chức năng.

 Hoạt động có tăng trưởng nhưng không nhanh chưa tương ứng với tiềm lực và đầu tư

 Được Tổng công ty hỗ trợ lớn về nhiều mặt.

 Với tiềm lực hiện nay VDC là đối thủ số 1 của các doanh nghiệp mới.

 Viettel cần tìm một cách đi riêng cho mình để tránh sức ép cạnh tranh.

b. FPT

o Sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ cung cấp

 Đầy đủ các loại hình dịch vụ về truy nhập, GTGT, đấu nối Internet.

 Bắt đầu cung cấp dịch vụ ứng dụng (OSP) đặc biệt các ứng dụng về nội dung thông tin.

 Chất lượng các dịch vụ đang được đánh giá là tốt nhất trên thị trường.

Thị trường cung cấp dịch vụ : Hà Nội, Hồ Chí Minh và đang bắt đầu

triển khai kinh doanh tại Đà Nẵng

Tình hình phát triển dịch vụ

 Số lượng thuê bao và thị phần của FPT đến tháng 2/2006 (đã quy đổi):

Thời gian Số lượng thuê bao

Tăng trưởng Số lượng Tỉ lệ Tháng 10/2005 709388 - - 28.60 Tháng 11/2005 744868 35480 5% 27.79 Tháng 12/2005 759358 14490 1.95% 26.12 Tháng 1/2006 777783 18425 2.43% 25.83 Tháng 2/2006 823347 45564 5.85% 25.75

Nguồn :(http://www.vnnic.net.vn dung lượng kết nối theo đối tượng doanh nghiệp tháng 10, 11, 12/2005; 1,2/2006 Submit)

o Chính sách kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phát triển tập trung, chú trọng đến hiệu quả.

 Kinh doanh định hướng khách hàng. Xây dựng được hình ảnh tốt trên thị trường

 Chính sách marketing ráo riết. Đặc biệt quan tâm tới các hình thức khuyến mại cao cho dịch vụ và các hình thức quảng cáo trên báo chí, khuyếch trương cho hệ thống đại lý rộng rãi.

 Các đầu báo chủ yếu : Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế SàiGòn, Việt Nam New, Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Văn hoá thể thao, Sài gòn Giải phóng, Đầu tư, Lao động, Thanh niên….

 Chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt, có sự đổi mới và thường đưa ra những hình thức ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

 Hệ thống kênh phân phối được đặc biệt quan tâm nên họat động rất hiệu quả đặc biệt với chính sách đại lý hấp dẫn: FPT thực hiện việc phân phối thông qua hệ thống Tổng đại lý và đại lý để phát triển dịch vụ. Tuy nhiên các tổng đại lý, đại lý của FPT chủ yếu là phát triển thẻ và các dịch vụ gia tăng. FPT được đánh giá là nhà cung cấp có số lượng lớn đại lý bán thẻ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, với mục tiêu chủ yếu tập trung đại lý vào phát triển thẻ.

o Tổ chức, đào tạo đội ngũ

 Đội ngũ được đào tạo bài bản về kỹ thuật và kinh doanh. Phát huy tối đa trong kinh doanh để mang lại hiệu quả. Các nhân viên FPT có trình độ học thức cao: 3.2% trên đại học, 83.3% tốt nghiệp đại học và 13.5% tốt nghiệp phổ thông trung học.

 FPT là một trong những công ty có độ tuổi trung bình nhân viên trẻ ở Việt Nam 28,4.

 Chính sách thải loại người yếu (10%/năm) và tuyển dụng người giỏi rất được chú trọng.

 Bộ máy gọn nhẹ, tổ chức hoạt động hiệu quả.

 Sử dụng nhiều công cụ kích thích vật chất và tinh thần để tạo động lực trong lao động.

o Hạ tầng

 Không có hạ tầng truyền dẫn, do vậy phải đi thuê của VNPT và Viettel.

 Hạ tầng cung cấp dịch vụ tốt, tập trung, không dàn trải. Luôn được nâng cấp và mở rộng.

 Đang tiếp tục mở rộng hạ tầng cung cấp dịch vụ tại các tỉnh thành phố tiềm năng.

o Quy mô và hướng đầu tư

 Đầu tư tập trung vào các khu vực có hiệu quả, tiết kiệm, không mang màu sắc chính sách.

 Đầu tư nhanh các dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. o Công nghệ

 Tiếp cận nhanh với công nghệ, ứng dụng nhanh để thu lợi trong kinh doanh.

 Sử dụng các công nghệ với tính năng phù hợp, chi phí thấp. o Đánh giá chung

 Tăng trưởng nhanh, hoạt động hiệu quả trên các thị trường

 Họat động kinh doanh linh họat, chấp nhận rủi ro, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

 Viettel cần học tập trên nhiều phương diện đặc biệt là về giải pháp công nghệ và kinh doanh tìm kiếm hình thức hợp tác để tăng sức cạnh tranh với VDC.

 FPT thực sự mạnh về tư duy kinh doanh, phong cách cũng như những hiểu biết sâu sắc trong kinh doanh dịch vụ Internet.

 Ứng dụng công nghệ mới để cũng như phong cách làm ăn mới để làm lợi thế cạnh tranh

 Đây là một đối thủ Viettel cần học tập và biến thành khách hàng lớn.

c. Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường

o Sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp họat động kinh doanh về Internet trong đó: ETC, Hà nội Telecom là các doanh nghiệp có định hướng lớn cho kinh doanh Internet. Riêng Hà Nội Telecom đã cung cấp dịch vụ tuy nhiên đây mới được xem là giai đoạn khởi đầu, chưa có ảnh hưởng đến thị trường, Với ETC là nhà cung cấp dịch vụ có lợi thế rất lớn về hạ tầng và khả năng tài chính cũng như có những ý tưởng táo bạo trong kinh doanh là đối thủ đáng gờm của các nhà cung cấp dịch vụ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel (Trang 39 - 46)