công ty bảo hiểm quốc doanh hoặc là công ty bảo hiểm ngoài quốc doanh.
Các công ty bảo hiểm này hoạt động bảo hiểm trên rất nhiều lĩnh vực, cả bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, với các bảo hiểm rất phong phú.
Thực tế ở Việt nam hiện nay hoạt động bảo hiểm đang phát triển mạnh, nhưng các loại hình bảo hiểm còn quá ít và các nghiệp vụ bảo hiểm vẫn còn trong phạm vị hạn hẹp cho nên phương thức bảo hiểm thứ hai chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Phương thức bảo hiểm thứ nhất sẽ phù hợp hơn trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, với lý do: công ty bảo hiểm này hoạt động dưới sự điều tiết, can thiệp của NHNN ( chẳng hạn bắt buộc các NHTM phải tham gia bảo hiểm; trợ giúp khi cần thiết...) nên phí bảo hiểm rẻ hơn so với phương thức thứ hai. Đồng thời phương thức bảo hiểm thứ nhất sẽ phát huy được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa các NHTM, các tổ chức tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.
3.2.2.3- Tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng. tín dụng.
Trong mọi thời kỳ, Ngân hàng Nhà nuớc có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, lành mạnh hoá môi trường hoạt động tín dụng và có những hỗ trợ cần thiết. Trong thực tế thì thanh tra ngân hàng thời gian qua chỉ xuất hiện khi " sự đã rồi", chỉ có tác dụng kiểm tra tại chỗ nhằm giảm bớt các tổn thất chứ không " giám sát từ xã" nhằm ngăn ngừa các tổn thất.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra thời gian tới cần:
-Phân công, sắp xếp lại hoạt động của ác cơ quan và cán bộ thanh tra, tránh phân tán, chồng chéo và kém hiẹu quả. Cụ thể: Vụ các định chế tài chính và Vụ quản lý ngoại hối của NHNNTW cần thống nhất với nhau trong việc kiểm soát qui chế quản lý các
hoạt động ngoại hối, cũng như cấp giấy phép giao dịch thanh toán quốc tế. Đồng thời thanh tra và phòng quản lý các tổ chức tín dụng của các chi nhánh NHNN địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ, tổng hợp ttin của NHTM cơ sở trên địa bàn lên mạng máy tính nhằm có thẻ thực hiện được chức năng của hai tổ chức mà không bị chồng chéo.
- Chỉ đạo các NHTM hoàn thiện một số tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện giám sát từ xa có hiệu quả, cụ thể: yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo, yêu cầu các NHTM báo cáo các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các cam kết ngoại bảng, bắt buộc các NHTM phải hoạt động trên cơ sở số vốn góp đầy đủ theo quy định, phải có hệ thống kiểm soát nội bộ...
- Thường xuyên phân tích, nhận định tình hình, đặc biệt khi trong nước và khu vực có những biến động kinh tế tài chính lớn, nhằm thực hiện thanh tra đối với các NHTM thuộc diện đáng nghi ngờ do chịu những ảnh hưởng bất lơị.
- Đối với việc giám sát hoạt độngcủa các NHTM cần ban hành quy chế giám sát về các mặt: tình hình chấp hành pháp luật ngân hàng, tình hình chất lượng tài sản có sự phù hợp về cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ, tình hình khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng sinh lời.
- Cần chú trọng giám sát mức tăng trưởng của dư nợ ( dư nợ phân theo kỳ hạn, tiền tệ, theo ngành, theo thành phần kinh tế ...), tỷ lệ cho vay thị trường I ( cho vay khách hàng ) và thị trường II ( cho vay các tổ chức tín dụng), tỷ lệ các loại nợ có vấn đề, bảng phân loại nợ hàng kỳ, mức độ tổn thát và khả năng bù đắp tổn thát ( bằng các quỹ hiện hành, đặc biệt là quỹ dự phòng rủi ro tín dụng).