với khách hàng đó ) chứ không phải bị động, cứ ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay, khi đó mới xem xét cho vay hay không. Có một vấn đễ cần lưu ý là việc lựa chọn khách hàng không chỉ áp dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, nghĩa là đơn vị đó kinh doanh có hiệu quả, trả nợ sòng phẳng.
Trong quá trình cho vay, Hội sở phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó mới có thể phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó có thế giúp cho Hội sở đề ra biện pháp khắc phục hoặc có biện pháp bảo toàn vốn cho vay của mình. Ví dụ như khi theo dõi một khách hàng có một dự án sản xuất nhỏ nếu thấy trong quá trình hoạt động có sự giảm sút nhưng mới ở bước đầu chưa thu đựơc hiệu quả (do máy móc thiết bị còn lạc hậu) hoặc bước đầu đi vào sản xuất không bình thường có vấn đề, nó đòi hỏi Hội sở phải có biện pháp tác động kịp thời . Tránh tình trạng biết khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả và không có khả năng trả được nợ đúng hạn, mà Hội sở lại cho vay thêm nợ mới để trả nợ cũ và cứ thế thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn của Hội sở. ở đây vai trò của Hội sở ngân hàng phải chủ động hơn, vì vốn mà Hội sở cho vay sẽ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, do đó Hội sở cần phải sâu sát hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
3.1.2.3. Nghệ thuật cho vay - một bộ phận quan trọng trong phân tích tín dụng. dụng.
Khi xem xét một đơn xin vay, điều chủ yếu cần cân nhắc đối với cán bộ tín dụng là liệu người vay có đủ khả năng và sẵn lòng trả nợ không ? Dù cho vay hộ sản xuất hay cho vay thương mại, tiêu dùng thì vẫn phải đánh giá bốn yếu tố chính: tư cách, mục đích khoản vay, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo cho khoản vay.
- Để tiện theo dõi, người ta chia làm hai nhóm dữ liệu cần phân tích trước khi cho vay đưa ra quyết định cho vay:
- Những dữ liệu hữu hình (những mặt định lượng trong phân tích tín dụng): như phan tích các tỷ lệ tài chính, dự toán chi tiêu tiền mặt, phân tích điểm hoà vốn, phân tích độ nhạy cảm. Ta có thể coi việc phân tích mặt định lượng này là khoa học cho vay.
- Những dữ kiện vô hình ( những mặt định tính trong phân tích tín dụng) Như đánh giá tư cách người vay, khả năng quản lý, phân tích ngành, nền kinh tế. Ta có thể coi mặt định tính này là " nghệ thuật cho vay ".
Qua thực tế hiện nay, việc phân tích một dự án xin vay từ nững dữ kiện hữu hình có một vị trí quan trọng trong khi ra quyết định cho vay. Nhưng nếu như cán bộ tín dụng cũng dành thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình mang tính khách quan hơn của người xin vay nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của doanh nghiệp. Đó chính là " nghệ thuật " cho vay, đây là điều đang bị coi nhẹ và ít được thực hiện nhất trong thực tế cho vay hiện nay.
Sau khi thực hiện song một loạt các công việc khoa học cho vay, cán bộ tín dụng phải sẵn sàng và đủ khả năng tách khỏi môi trường quen thuộc của mình để đi khảo sát, nghiên cứu tại cơ sở của người vay. Mục đích của việc điều tra này là nhằm khả năng sinh lời nói chung ngân hàng và năng lực lãnh đạo của Ban giám đốc, về cơ bản thì đây chính là nghệ thuật cho vay.