Hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang pdf (Trang 41 - 48)

Nông nghiệp Hà Giang:

* Về cho vay:

Nhìn chung, từ khi Hội sở triển khai cho vay hộ sản xuất, bước đầu đã đúc kết được kinh nghiệm về quá trình cho vay hộ sản xuất.

Thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, góp phần từng bước hình thành các vùng kinh tế, tạo khả năng phát triển kinh tế hàng hoá trên địa bàn thị xã Hà Giang.

Góp phần củng cố các đoàn thể xã hội, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo điều kiện ban đầu để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất và chế biến nông sản, giải phóng phần nào sức lao động cho nông dân, mở rộng các ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn.

Năm 2001, Hội sở đã đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp như sau:

Lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, thương nghiệp dịch vụ, ngành nghề khác. Số lượt hộ đến Hội sở vay vốn trong năm 2001 là 1.850 lượt.

bảng 5 :

Số liệu biểu trên cho thấy Hội sở NHNo&PTNT đã rất chú trọng tới việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, do đó doanh số cho vay thu nợ hộ sản xuất liên tục tăng trong những năm qua.

- Tổng doanh số cho vay năm 2000 đạt 15.397 triệu đồng tăng 164 % so với năm 1999. (ứng với số tuyệt đối là 9.567 triệu đồng).

- Tổng doanh số cho vay năm 2001 đạt 36.080 triệu đồng, tăng 144,33% so với năm 2000. (ứng với số tuyệt đối là 20.683 triệu đồng).

+ Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2001 là 17.660 triệu đồng chiếm 48,94% trong tổng doanh số cho vay, tăng 80,81% so với năm 2000, điều đó chứng tỏ Hội sở đã tập trung đầu tư vào các dự án chiều sâu có hiệu quả, nhằm tạo lập một thị trường lâu dài và bền vững tới các hộ. Đồng thời cũng phù hợp với chương trình kinh tế của địa phương về phát triển cây chè là mũi nhọn của địa phương, phát triển đàn trâu, bò, cho vay chất lợp đối với đồng bào nông thôn gặp khó khăn (tỉnh hỗ trợ lãi suất).

+ Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2000 là 18.420 triệu đồng, chiếm 51,05% trên tổng doanh số cho vay, tăng 122,18% so với năm 2000. Là do phần lớn hộ sản xuất vay ngân hàng là nông dân, các hộ nông dân vay vốn chủ yếu để trang trải chi phí ngắn hạn như mua thức ăn chăn nuôi, phân bón, cây giống..

Để đạt được mục tiêu chất lượng tín dụng, Hội sở đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm chấn chỉnh công tác tín dụng như:

- Tổ chức phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi về lãi suất và vốn đầu tư tạo điều kiện cho khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giữu được khách hàng vay vốn thường xuyên.

- Mở hội nghị khách hàng, tuyên truyền các quy chế, chính sách của ngành, qua đó củng cố mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn.

- Thẩm định và giải ngân kịp thời các dự án cho vay theo các trương trình kinh tế của tỉnh, Chỉnh phủ.

Song song với công tác cho vay là công tác thu nợ, mục tiêu của tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải thu được cả gốc và lãi. Do cán bộ tín dụng của Hội sở đã làm tốt công tác thẩm định khi cho vay và thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên bảo đảm thu nợ được đúng hạn.Từng cán bộ tín dụng đã bám sát địa bàn của mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, làm tiền đề thuận lợi cho công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.

Qua số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của hộ sản xuất đạt kết quả đáng khích lệ ở các năm gần đây:

- Tổng doanh số thu nợ năm 1999 là 5.830 triệu đồng.

- Tổng doanh số thu nợ năm 2000 là 15.397 triệu đồng, tăng 164% so với năm 1999, ứng với số tiền là 9.567 triệu đồng.

- Tổng doanh số thu nợ năm 2001 là 21.559 triệu đồng, tăng 216,07% so với năm 2000, ứng với số tuyệt đối là 14.738 triệu đồng.

Có được doanh số thu nợ như trên là do Hội sở đã phối hợp tốt với các cấp uỷ chính quyền các phường xã trên địa bàn, tổ chức vận động tuyên truyền cho người vay nắm được tích chất của tín dụng là hoàn trả. Đối với các trường hợp chây ỳ không chịu trả nợ thì ngân hàng phối hợp với các cơ quan luật pháp để xử lý những món nợ đã đến hạn và quá hạn, đối với những trường hợp do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Ngân hàng làm rõ nguyên nhân để khoanh nợ và có phương pháp xử lý. Đồng thời xem xét người vay bị rủi ro mà có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thì ngân hàng tiếp tục cho vay để người vay có vốn sản xuất và sẽ có thu nhập để trả nợ ngân hàng.

* Về tình hình dư nợ :

Sau khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để tồn tại trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thì chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu. Vì thế bằng mọi biện pháp ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng của mình tức là tăng dư nợ. Một trong những đặc trưng cơ bản của hình thức tổ chức kinh tế hộ là quy mô sản xuất còn nhỏ bé, lạc hậu, vốn tự có ít, Do đó để mở rộng sản xuất kinh doanh, hầu hết các hộ kể cả có thu nhập ở

mức khá đều có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nhận thức được thực trạng trên, Hội sở NHNo&PTNT Hà Giang đã có nhiều biện pháp khuyến khích các hộ sản xuất vay vốn ngân hàng, như đơn giản thủ tục vay vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, giảm lãi suất cho vay. Với phương châm coi trọng cho vay hộ sản xuất trong thoì gian qua Hội sở đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất vay vốn để phát triển kinh tế. Tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hội sở luôn chú trọng đến việc tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Bên cạnh đó nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, giảm chi phí hoạt động và tăng khả năng thu hồi nợ. Ngân hàng đã cải tiến phương thức cho vay theo hướng tăng dần dư nợ, cho vay hộ sản xuất theo hướng tăng dần dư nợ, cho vay hộ sản xuất theo phương thức gián tiếp thông qua tổ chức kinh tế, tài chính trung gian.

Để đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp qua bảng phân tích trên:

- Tổng dư nợ năm 1999 là 6.006 triệu đồng.

- Tổng dư nợ năm 2000 là 12.582 triệu đồng, tăng 109,49% so với năm 1999, ứng với số tuyệt đối 6.576 triệu đồng.

- Tổng dư nợ năm 2001 là 37.103 triệu đồng, tăng 194,82% so với năm 2000, ứng với số tuyệt đối là 25.518 triệu đồng.

- Dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo ngành nghề.

+ Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư cho vay hộ sản xuất, dư nợ năm 1999 chiếm 43,29%, năm 2000 chiếm 54,66%, năm 2001 chiếm 112,3% trên tổng dư nợ. Do tỉnh đã quan tâm phát triển ngành nông nghiệp như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các cây trồng, con giống có giá trị hàng hoá cao vào sản xuất, đầu tư các cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn được thoả đáng, có chính sách bảo hộ sản phẩm nông nghiệp một cách hợp lý. Từ đó sản xuất phát triển khả năng hấp thụ vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng.

* Dư nợ quá hạn hộ sản xuất

Khi xen xét chất lượng tín dụng phải xem xét trên nhiều mặt, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dư nợ đó có lành mạnh không là chỉ tiêu nợ quá hạn.

biểu số 6 : dư nợ quá hạn hộ sản xuất

Đơn vị: triệu đồng chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Số tiền Số tiền I/Tổng số nợ quá hạn 722 327 236 -395 -54,7 -91 -27,83

1. Phân loại NQH theo loại

- Nợ quá hạn ngắn hạn 339 80 68 -259 76,4 -12 -15 -Nợ quá hạn trung, dài

hạn

383 247 168 -136 35,5 -79 -31,99

2. Phân loại NQH theo thời gian - NQH đến 180 ngày 148 97 88 -51 34,4 -9 -9,2 - NQH từ 181-360 ngày 138 101 80 -37 26,8 -21 -20,8 -NQH trên 360 ngày 436 129 68 -307 -70,4 -61 -47,3 II/ Tỷ lệ NQH /Tổng dư nợ 5,26 0,97 0,38 -4,29 -0,59

(Nguồn : theo bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 1999,2000 và 09 tháng đầu năm 2001 của Hội sở NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang)

Số liệu biểu trên cho biết tỷ lệ nợ quá hạn trong thời gian qua của Hội đã giảm mạnh. Nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2001 giảm 91 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ giảm là 27,83%. Là do công tác theo dõi nợ chặt chẽ diễn biến của dư nợ, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, do đó thu nợ kip thời những khoản nợ đến hạn. Các trường hợp có nợ quá hạn khó đòi, kéo dài, Hội sở đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của địa phương để thu nợ như phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh...

Nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số nợ quá hạn. Nguyên nhân là do những năm trước đây Hội sở thực hiện cho vay theo chương trình của tỉnh

trồng cây cà phê của tỉnh đã bị thất bại, do thời tiết và khí hậu của Hà Giang không phù hợp, hạn hán kéo dài đã làm chết hàng loạt đồi rừng cà phê. Số ít còn sống thì năng suất và chất lượng không cao, đã tác động mạnh vào thu nhập của các hộ và Ngân hàng Nông nghiệp nói chung, Hội sở nói riêng.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Hội sở đã có rất nhiêu biện pháp tích cực giúp các hộ có điều kiện để khôi phục lại sản xuất, thu hồi được vốn của Ngân hàng. Mặt khác sử dụng vốn vay có hiệu quả của các thành phần kinh tế ngày một nâng cao .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang pdf (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)