Những kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực tế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhập khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu thư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt (Trang 54 - 58)

Khác với cơ chế cũ, trong cơ chế thị trường, vai trò của Nhà nước chỉ là định hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Nhà nước đã tiến một bước dài trong việc cải cách các thủ tục hành chính như việc giảm khó khăn trong việc đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư, bãi bỏ những giấy phép cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là đối với thủ tục Hải quan. Việc đưa vào áp dụng quản lí rủi ro với hàng hóa và từng bước thay thế Hải quan truyền thống bằng Hải quan điện tử đã góp phần to lớn đẩy nhanh thời gian thông quan, giúp ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung trong đố có công ty Sao Việt.

Đối với hoạt động nhập khẩu uỷ thác: Nhà nước đã ban hành nghị định 57/1998/NĐ-CP và thông tư 18/1998/TT-BTM để điều chỉnh hoạt động này.

Bên cạnh những hỗ trợ tích cực như trên trong thời gian qua của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác nói riêng, trong thời gian tới tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:

Thứ nhất: Nhà nước cùng các cơ quan chức năng cần thực tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế.

Nhà nước cần duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa. Trên cơ sở đó có những định hướng đúng đắn về khu vực, thị trường trọng điểm, có lợi cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Nhà nước cũng cần củng cố mối quan hệ gắn bó, hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của hai bên đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện tốt các hoạt động của mình trên thị trường và phát huy được lợi thế trên thị trường quốc tế.

Thứ hai: Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên khuyến khích các đơn vị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác phát triển bằng cách tạo hệ thống hành lang pháp lí thuận lợi, thống nhất đồng bộ, tránh sự chồng chéo và các chính sách tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Về việc áp dụng tín dụng ưu đãi với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể thông qua các hình thức như đưa ra chính sách hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp trong thời gian dài hoặc chỉ đạo cho các ngân hàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay được những khoản lớn từ nhà cung cấp nước ngoài dưới hình thức trả chậm

Thứ ba: Nhà nước nên tổ chức thêm nhiều kênh thông tin kinh tế cho doanh nghiệp

Trong thời đại ngày nay, vai trò của thông tin trong hoạt động kinh tế là hết sức quan trọng, bản thân doanh nghiệp cũng có rất nhiều kênh thông tin để tiếp cận tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp thì chưa có nhiều. Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh ngiệp về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, sự biến động và dự đoán sự biến động của thị trường. Thông qua các đại sự quán, nhà nước thành

lập các tổ chức thông tin kinh tế ( các thông tin về sản phẩm, giá cả, chất lượng, nhà cung cấp uy tín) tạo những kênh thông tin chuyên nghiệp, tin cậy cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thứ tư: Nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ thương mại nên có những biện pháp chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thâm nhập, tìm hiểu thị trường nước ngoài

Thứ tư : Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp quản lí tỷ giá hối đoái thích hợp để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Kết luận

Hoạt động nhập khẩu ủy thác ra đời dựa trên sự phân công và hợp tác sâu sắc giữa các thành phần khác nhau trong nền kinh tế, xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn lao, không chỉ tạo thuận lợi cho đơn vị ủy thác về nhập khẩu hàng hóa, tạo thu nhập cho đơn vị nhận ủy thác mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp nhà nước quản lí hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả nhất.

Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu ủy thác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều đóng góp tích cực cho việc tạo lợi nhuận cho công ty nói riêng và đóng góp nhất định cho nền kinh tế nói chung trong việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.

Với 55 trang viết về đề tài nhập khẩu ủy thác, em đã cố gắng trình bày mọi vấn đề đã thu hoạch được từ đợt thực tập vừa qua tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt. Đặc biệt bằng những kiến thức tích lũy tại trường kết hợp với quan sát tình hình thực tế công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ủy thác tại công ty. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên bài viết còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Dương Thị Ngân cũng như các anh chị trong công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế Hải quan 2 2. Giá trình Nghiệp vụ Hải quan 2

3. Giáo trình Nghiệp vụ Kỹ thuật ngoại thương 4. www.customs.gov.vn

Một phần của tài liệu Thực tế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhập khẩu ủy thác ở Công ty cổ phần đầu thư thương mại xuất nhập khẩu Sao Việt (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w