"Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên", Trịnh Công Sơn đã từng nói về mình như vậy. Thông qua Công Sơn đã từng nói về mình như vậy. Thông qua những ca khúc của mình, ông đã bày tỏ với mọi người về một cách sống hài hòa cùng với thiên nhiên, sống hòa hợp với đất trời. Đó là trạng thái khi con người và thiên nhiên là một. Đó cũng chính là trạng thái khởi thuỷ của con người và thế giới khi "Thiên - Địa - Nhân" hợp nhất, một trạng thái giúp con người tồn tại và trở về "bản lai diện mục" của mình...
Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn yêu từng ngọn cỏ, nghe được "lời tự tình" của gió", "tiếng trở mình" của nghe được "lời tự tình" của gió", "tiếng trở mình" của đất và cả "tiếng khóc cười của những bào thai"... Cũng vì vậy, đôi khi ông thấy mình là lá cỏ, thành cơn gió, thành con thác đổ trong đêm...Và phải chăng, từ
thuở bé, do thấm nhuần lời dạy của pho kinh cổ Upanishd: "Khi một lá cỏ bịcắt đứt, cả vũ trụ rung rinh", nên đến khi trưởng thành, ông đã nói: "Ngay cả cắt đứt, cả vũ trụ rung rinh", nên đến khi trưởng thành, ông đã nói: "Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi là số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người". Con người với cỏ hoa là một, không ai lớn hơn ai, không ai có thể thay thế cho ai và chỉ nên cùng nhau tồn tại trong thống nhất. Hình như Trịnh Công Sơn đã muốn nói với chúng ta về một cách sống hòa hợp với đất trời để trở thành một người tình của thiên nhiên như vậy. Chân dung Trịnh Công Sơn qua nét cọ của danh họa Bùi Xuân Phái