Nâng cao khả năng thiết lập và phân tích và quản lý hồ sơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây potx (Trang 74 - 76)

Chi nhánh cần tiến hành phân loại khách hàng: khách hàng có quan hệ lâu năm, khách hàng mới; khoản vay nhỏ và những khoản vay to… việc làm này giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra được những quyết định chính xác . Đối với những khách hàng mới vay vốn ở chi nhánh thì cần được hướng dẫn tận tình trong việc lập hồ sơ, những quy định trong việc hoàn trả…

Tùy theo các tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh cuả các doanh nghiệp mà nên thành lập những bộ phận cán bộ chuyên trách, phụ trách từng mảng ngành nghề kinh doanh riêng, do đó có cách nhìn sâu sắc hơn trong việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh.

Việc quản lý hồ sơ bằng giấy phải được sắp xếp theo từng loại hình doanh nghiệp.Các giấy tờ phải được sắp xếp theo trình tự thời gian, giấy tò nào gần nhất thì được sắp xếp trên cùng. Chi nhánh cũng nên tạo mã và màu sắc khác nhau của mỗi cặp đựng theo tính chất của mỗi loại hồ sơ.

Quá trình phân tích cần phải được tiến hành đầy đủ theo các thông tin về: khả năng quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp, uy tín, năng lực hoàn trả, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, mục đích khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo. Việc tiến hành phân tích theo các yếu tố đó có thể giúp ích cho cán bộ trong khâu tìm hiều, phân tích, hạn chế những rủi ro mang lại.

3.2.4.Nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo.

Trong các biện pháp bảo đảm tín dụng thì tài sản thế chấp được sử dụng nhiều nhất, mang tính an toàn nhất, giúp cho ngân hàng thu hồi được khoản vốn cho vay khi doanh nghiệp gặp sự cố. Tài sản đảm bảo là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả được nợ và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Vì vậy không nên xem tài sản đảm bảo là sự an toàn cho ngân hàng.

Do đó việc định giá được chính xác giá trị tài sản đảm bảo là rất quan trọng. Những tài sản bảo đảm này thường là: bất động sản, nhà xưởng, máy móc và thiết bị… Các bất động sản phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, do đó có thể xảy ra những trường hợp lừa đảo hoặc có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng làm cho ngân hàng không thu được nợ. Vì thế để có thể định giá chính xác, công bằng một cách tuyệt đối là rất khó khăn.

Nâng cao khả năng thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh có thể tiến hành:

 Tham khảo giá trị tài sản trên thị trường, thường xuyên cập nhập thông tin về giá trị của tài sản trên thị trường, những đánh giá của các cơ quan thẩm định.

 Liên kết với cơ quan thẩm định khi đó giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá một cách trung thực hơn, tránh những hiểu lầm từ phía doanh nghiệp và ngân hàng.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định cán bộ tín dụng qua các lớp đào tạo.

3.2.5.Tăng cường hoạt động kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đưa ra quyết định cho vay là một vấn đề không dễ của cán bộ tín dụng, song cũng không chỉ dừng lại ở đó vì ngân hàng còn phải tiến hành giám sát các khoản vay, hoạt động của doanh nghiệp…tất cả nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho khoản vay. Ngoài việc theo dõi qua các bản báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cũng cần phải trực tiếp bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Để tăng cường hoạt động này thì cán bộ tín dụng cần tiến hành các hoạt động:

 Đến thăm thường xuyên hơn, cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích các khoản vay có được sử dụng đúng với thỏa thuận không. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đưa ra đánh giá về khả năng thanh toán nợ đúng hẹn, nếu nhận thấy khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ thì ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thu hồi vốn vay trước thời hạn.

của tài sản. Nếu tài sản đó bị giảm giá trị thì ngân hàng cần tiến hành buộc doanh nghiệp phải bổ xung thêm tài sản đảm bảo, hoặc cắt giảm bớt lượng vốn vay.

 Tiến hành trao đổi với doanh nghiệp về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đến trả lãi.

 Đánh giá sự hợp tác của khách hàng qua thái độ hợp tác đối với ngân hàng, việc họ có sẵn sàng cung cấp thông tin theo yêu cầu hay không, sự thoải mái khi cán bộ tín dụng tới xem cơ sở sản xuất.

 Nên phân công việc thẩm định hồ sơ cho vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn cho hai nhân viên khác nhau.Vì có không ít trường hợp nhân viên thẩm định cho vay làm luôn phương án sử dụng vốn vay cho khách hàng, trong khi khách hàng thì không sử dụng đúng như trong phương án trình bày.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây potx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)