Kiểm soát quá trình cho vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây potx (Trang 25 - 29)

Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay một cách chính xác phụ thuộc vào việc kiểm soát các khoản vay.Nhận biết các dấu hiệu suy giảm tại một thời điểm ban đầu là một mục tiêu chủ yếu của việc kiểm soát tín dụng tốt. Thực hiện việc kiểm soát, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành các công việc sau:

- Đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã hoàn tất việc đầu tư từ nguồn vốn vay, trao đổi với doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến món vay, tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh.

- Kiểm soát sự tuân thủ thỏa thuận hoàn trả của doanh nghiệp vay vốn.Đồng thời cần kiểm soát cả sự tham gia của doanh nghiệp vào hợp đồng khác đã ký liên quan đến khoản vay.

- Định kỳ thẩm tra vị trí, điều kiện và giá trị hiện tại của tài sản thế chấp.Cũng cần phải kiểm tra định kỳ về cơ ngơi, thiết bị và tài sản dự trữ của doanh nghiệp.

- Kiểm soát các kỳ giải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn để chắc chắn rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích.Việc sử dụng vốn vay sai mục đích nghiêm trọng không kém việc thay đổi cam kết trả nợ.Công cụ kiểm tra là kiểm tra các tờ séc đã sử dụng hết tài khoản của doanh nghiệp.

- Những biến động về kinh tế cũng cần được chú ý.Những biến động về giá đầu vào hoặc nhu cầu thành phẩm có thể cần tới sự xem xét lại cả dự toán luồng tiền và kế hoạch hoàn trả nợ của doanh nghiệp.

1.2.3.5.Xử lý các khoản vay có vấn đề.

- Một khoản vay có vấn đề là khoản vay mà trong đó thỏa thuận hoàn trả bị đổ vỡ lớn, gây ra một sự chậm trễ bất hợp lý trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, khi đó dường như cần phải có hành động pháp lý để thực hiện thu hồi, hoặc trong khoản cho vay đó dường như có khả năng thất thoát.

b.Cách xác định khoản cho vay có vấn đề.

Đối với cán bộ tín dụng việc có thể xác định sớm các khoản cho vay có vấn đề là rất quan trọng bởi vì cần thiết phải tiến hành các biện pháp bổ sung, chỉnh sửa

ngay trước khi tình hình trở nên không thể phục hồi lại.

Cần thiết phải xác định mức độ của vấn đề. Do đó cán bộ tín dụng phải phân tích các yếu tố sau:

- Kiểm tra tỉ mỉ lại hồ sơ tín dụng nhằm phát hiện ra những sự việc trước đây đã bị bỏ qua.

- Liên lạc với doanh nghiệp để thảo luận về khoản vay.

- Nếu cán bộ tín dụng nghi ngờ sự thành thực của doanh nghiệp thì có thể liên lạc với chủ nợ khác.

- Xác định nguyên nhân của vấn đề. Có bốn loại nguyên nhân: quản lý sai, suy giảm tài chính, bất lợi khác và lừa dối.Quản lý sai là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

c.Biện pháp xử lý.

Giám sát khoản vay có vấn đề.

Lập kế hoạch sửa chữa: khi ngân hàng giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề và giúp doanh nghiệp thành đạt thì trong vài năm tới ngân hàng sẽ có một khách hàng trung thành và như vậy ngân hàng sẽ được lòng giới kinh doanh. Kế hoạch sửa phải xác định được tất cả các nguồn chi trả, số lượng hoàn trả lấy từ các nguồn đó và thời điểm dự đoán khi kế hoạch đã sẵn sàng. Để kế hoạch thành công ngân hàng cần phải tiến hành giám sát liên tục, doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo thường xuyên, mở rộng quan hệ với ngân hàng.

 Tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp.  Kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay tiếp.

 Phân tích kết quả: nếu các quan sát và phân tích của ngân hàng báo hiệu là chương trình sữa chữa khản vay vẫn thực hiện tốt thì vấn đề chỉ còn là thời gian và công tác giám sát việc sữa chữa đó.

biện pháp chỉnh sửa mà không có hiệu quả.Việc thu hồi được dựa trên nguyên tắc là:

o Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có.

o Tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp để chuyển hóa thành tiền mặt.

o Buộc doanh nghiệp phải bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để có khả năng thanh toán cho ngân hàng.

o Ngân hàng nên cố gắng bằng mọi cách duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp và tư vấn, giúp đỡ họ về việc tái tài trợ, thanh lý tài sản hoặc các phương pháp khác để tăng thêm tiền trả cho các khoản vay.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY

2.1.Khái quát về ngân hàng công thương ( NHCT) chi nhánh Hà Tây.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây potx (Trang 25 - 29)