NHCT tỉnh Hà Tây.
2.2.1.Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây.
2.2.1.1.Lập hồ sơ cho vay.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn vay thì tùy theo mục đích vay vốn họ phải trình cho ngân hàng những giấy tờ có liên quan. Tuy nhiên qua thanh tra của NHNN và thanh tra chuyên ngành thì nhận thấy hầu hết hồ sơ là do cán bộ tín dụng lập đều thiếu các giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp xin vay. Bên cạnh đó, yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi vay vốn là phải thiết lập được bản kế hoạch kinh doanh, có đầy đủ các dự toán về lượng vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh và dự toán thu nhập. Trong quá trình thiết lập hồ sơ khách hàng, do chủ quan, chạy theo thành tích nhiều khi cán bộ tín dụng đứng ra viết bản kế hoạch này, do đó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng khoản vay.
2.2.1.2.Phân tích hồ sơ xin vay.
Công tác phân tích hồ sơ cho vay là khâu quan trọng, cần thiết nhất, để có thể quyết định khoản vay có được chấp nhận hay không.Hiện nay việc phân tích hồ sơ xin vay tại chi nhánh được tiến hành chủ yếu là phân tích theo: phương án kinh doanh, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm.
Công tác thẩm định và phân tích hồ sơ xin vay được đánh giá chủ yếu là dựa vào năng lực và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, do đó không tránh khỏi những bất cập, hạn chế trong đánh giá và mang tính chủ quan là nhiều.
a. Thu thập thông tin về khách hàng.
Yêu cầu vay vốn thường được thể hiện dưới hình thức là đơn xin vay vốn của doanh nghiệp, gửi tới ngân hàng cùng với hồ sơ xin vay vốn. Khi nhận được yêu cầu xin vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có hai nhiệm vụ là thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều càng tốt và xây dựng mối quan hệ giữa ngân
hàng với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh chủ yếu là những khách hàng lâu năm, trong địa phận tỉnh Hà Tây, vì thế việc tiếp xúc, thu thập thông tin là khá dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một số khó khăn:
- Các báo cáo tài chính được cung cấp nhiều khi không mang tính chính xác cao, chưa qua kiểm toán. Thông tin được cung cấp không đầy đủ, báo cáo lập ra mang tính cá nhân là chủ yếu, gây khó khăn trong công tác thẩm định.
- Các báo cáo thu nhập chỉ phản ánh sự thay đổi trên cơ sở luồng tiền chứ không phản ánh qua việc chuyển đổi về tài sản dự trữ và các khoản khác.
- Đôi khi doanh nghiệp vay vốn lại không chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết như kế hoạch kinh doanh , dự toán luồng tiền ít nhất trong hai năm tới, dự toán nhu cầu vốn cho hai năm tới.
- Ngoài ra, trong công tác thu thập thông tin về phía khách hàng , cán bộ tín dụng thường bỏ qua những thông tin rất quan trọng về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, các nguồn thông tin có thể lấy ra từ báo chí, các cơ quan thẩm định của nhà nước.
b.Công tác đánh giá thông tin về tài sản thế chấp, bảo đảm tín dụng.
Hiện nay, chi nhánh chủ yếu là cho vay dựa trên nguyên tắc là có đảm bảo bằng tài sản, cho vay tín chấp và bảo lãnh là rất ít, không có.Việc thẩm định tài sản thế chấp tại doanh nghiệp được tiến hành chủ yếu qua công tác thăm dò luồng tin trên thị trường về tình hình tài sản và cán bộ tín dụng trực tiếp thăm quan địa điểm nếu đó là đất đai, nhà cửa. Qua cảm tính và kinh nghiệm cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá về trị giá của tài sản.
c. Quản lý và xắp xếp hồ sơ cho vay.
Các hồ sơ cho vay được cất trữ chủ yếu là tại các cặp đựng tài liệu, chưa được quản lý qua mạng máy tính.Do đó việc quản lý hồ sơ mang tính thủ công cao, gây khó khăn trong việc xem xét, đánh giá khách hàng.
Mỗi một hồ sơ tín dụng được bảo quản chưa hợp lý, được xắp xếp theo thời gian vay vốn, chứ không theo việc phân chia loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp.Do đó khi cần nghiên cứu thì việc tìm kiếm lại ,mất rất nhiều thời gian.
Mặt khác, hồ sơ cho vay thường bao gồm rất nhiều loại giấy tờ, các giấy tờ này thường được sắp xếp rất lộn xộn.Lúc cần tìm cũng gây ra nhiều khó khăn.