Phân tích biến động thời vụ lao động trực tiếp của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 7 HÀ NỘI (Trang 47 - 49)

Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm.

Nguyên nhân ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục, tập quán sinh hoạt.

Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng, khẩn trương, khi thì thu hẹp nhàn rỗi.

Phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là tính các chỉ số thời vụ.

Do sản phẩm sản xuất của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 là các dự án công trình xây dựng, nên đòi hỏi một đội ngũ lao động trực tiếp tương đối dồi dào để hoàn thành công trình đúng như kế hoạch đã đặt ra. Hàng tháng, số lao động này luôn có sự biến động, điều này được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 2.13: Số lao động trực tiếp bình quân hàng tháng và chỉ số thời vụ của Công ty giai đoạn 2005 – 2008.

Năm Số lao động (người)

i

X (i=1,12) Ii

2005 2006 2007 2008 Tổng 1 624 626 708 818 2.776 694,0 1,148 2 234 227 253 352 1.066 266,5 0,441 3 600 661 742 827 2.830 707,5 1,170 4 648 720 730 853 2.951 737,8 1,220 5 652 720 736 834 2.942 735,5 1,217 6 256 245 253 298 1.052 263,0 0,435 7 550 602 680 805 2.637 659,3 1,090 8 606 673 728 811 2.818 704,5 1,165 9 678 700 728 823 2.929 732,3 1,211 10 293 301 313 302 1.209 302,3 0,500 11 617 732 781 832 2.962 740,5 1,225 12 681 739 781 647 2.848 712,0 1.178

Nguồn: phòng tổ chức – lao động – tiền lương

Để thấy được biến động thời vụ của lao động trực tiếp trong Công ty phải tính chỉ số thời vụ, cần tính các chỉ tiêu:

- Lao động bình quân từng tháng, kí hiệu là: Xi (i=1,12). Kết quả tính toán được ghi trong bảng trên.

- Lao động bình quân một tháng tính chung cho 4 năm là:

0 694 266,5 ... 740,5 712 7255 604,58 12 12 12 i X X =∑ = + + + + = = (người)

Tính chỉ số thời vụ của từng tháng, kí hiệu là Ii theo công thức:

0 i i X I X =

Kết quả tính toán được ghi trong bảng trên.

Qua bảng trên cho thấy: Lao động trực tiếp của Công ty giảm mạnh ở tháng 2, 6, 11 và có xu hướng tăng ở các tháng 3, 4, 5, 7, 8, 9, 11, 12. Đây là một vấn đề mà Công ty đang cố gắng khắc phục vì trong những tháng 2, 6, 11 lao động giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.4. Phân tích sử dụng thời gian lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội giai đoạn 2003- 2008

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 7 HÀ NỘI (Trang 47 - 49)