Chọn silô đồng nhất tinh bột phối liệu

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế nhà máy sản xuất xi măng Pooclang hỗn hợp theo phương pháp khô (Trang 34 - 35)

Vai trò và yêu cầu của đồng nhất bột liệu: chất lợng Clinker sau khi ra khỏi lò nung đợc quyết định một phần quan trọng là nhờ quá trình đồng nhất phối liệu. Phối liệu vào hệ thống lò phải đảm bảo độ đồng nhất, độ ẩm, thành phần hoá, độ mịn.

Hiện nay có 2 phơng pháp đồng nhất phối liệu sử dụng tại các nhà máy xi măng sản suất theo phơng pháp khô lò quay là:

• Đồng nhất hỗn hợp từng phần (gián đoạn). Muốn thực hiện đợc phơng pháp đồng nhất này thì phải có 2 silô trộn. Một trong 2 silô dùng để nạp bột liệu mới còn silô thứ 2 dùng để nạp bột liệu đã đồng nhất để dự trữ và cấp liệu cho lò. Đồng nhất từng phần đợc áp dụng ở những nơi mà chất lợng nguyên liệu cao trong một khoảng thời gian dài.

• Đồng nhất liên tục: đồng nhất bột liệu liên tục có thể thực hiện trên cùng một silô. Phơng pháp này dựa trên cơ sở chảy tràn một phần bột liệu đã đợc đồng nhất sơ bộ qua một cửa xả của silô. Phơng pháp này chỉ dùng khi có những thay đổi ngắn về chất lợng bột phối liệu tính theo thời gian. Tức là biện pháp tối u cho đồng nhất phối liệu khi mà phối liệu đã đợc đồng nhất sơ bộ.

Phơng pháp đồng nhất hiệu quả dùng khí nén trong các silô đồng nhất đợc rất nhiều hãng thiết cung cấp thiết bị thiết kế trong ngành công nghiệp xi măng nh: Fuler, Sket/Zab- CHDC, Đức, Iohannex Miollar, IBAU, Kalaudiux Peter, FL.Smidth... đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại silô khác nhau.

Căn cứ vào yêu cầu đồng nhất đã nêu trên, căn cứ vào tài liệu chào hàng các hãng cung cấp thiết bị, sau khi cân nhắc kỹ lỡng đi đến quyết định chọn silô đồng nhất cho công đoạn đồng nhất phối liệu là silô CF (Controlled flow) của hãng FLSmidth. Với silô CF đầu tiên của hãng đợc lắp đặt và đi vào hoạt động là vào năm 1981 cho đến nay đợc sử dụng rất nhiều trong các nhà máy xi măng có công suất lớn trên khắp thế giới cụ thể tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy sử dụng loại silô này.

Các đặc tính và u việt của silô đồng nhất tinh CF (theo tài liệu FL.Smidth) - Hiệu suất đồng nhất cao.

- Giảm thiểu tối đa tiêu tốn điện năng cho việc đồng nhất. - Giá thành bảo trì thấp.

- Giá thành đầu t thấp nhất cho kho chứa, trộn và cấp liệu cho lò nung. - Hệ thống sục khí bao gồm các bộ lọc ngăn ngừa vật liệu bột xâm nhập

vào và khả năng tắc nghẽn hệ thống.

- Độ ổn định cao của hệ thống cấp liệu cho lò nung đảm bảo lò hoạt động êm đềm và cải thiện đáng kể các yếu tố hoạt động của lò nung.

- Cấu tạo khá đơn giản trong lắp đặt cũng nh xây dựng.

- Công đoạn điều chỉnh dòng đợc tự động hoá cao nhờ một bộ điều khiển PLC đã đợc lập trình sẵn nên độ ổn định đồng nhất của bột liệu ở đầu ra là rất cao.

- Sức chứa lớn đảm bảo cấp liệu cho dây chuyền hoạt động liên tục. - Thông thờng sức chứa tối thiểu của silô từ 1 đến 3 ngày.

Trong đồ án này thiết kế silô CF sức chứa 3 ngày: G′ = 5800*1,623*3 = 28.240,2 (tấn)

- Trọng lợng riêng của bột phối liệu là: γ = 1,35 t/ m3 - Thể tích của silô với hệ số sử dụng 90% là:

28.240, 2 23.242,96 23.242,96 *0,90 1,35*0,90 G V γ ′ = = = (m3)

- Chọn chiều cao silô : H = 50 m - Đờng kính silô là: 4. 4.23.242,96 24,334 25 3,14. 3,14*50 V D H = = = ≈ (m)

- Tỷ lệ tối u giữa D : H = 1 : 1,6 ữ 1 : 2 (III - tr. 302) Chọn silô có D : H = 25 : 50 = 1 : 2 là hợp lý.

Mô phỏng hình dáng và quá trình rút liệu ở đáy silô CF

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế nhà máy sản xuất xi măng Pooclang hỗn hợp theo phương pháp khô (Trang 34 - 35)