Trong tất cả các nhân tố tác động đến kết quả của hoạt động tham dự thầu thì chất lượng HSDT vẫn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định nhất. Do đó, khi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu thì không thể không chú ý tới các giải pháp nâng cao chất lượng HSDT. Về mặt quy trình, cần phân chia việc thực hiện lập HSDT làm ba mảng công việc chính :
+ Mảng kĩ thuật + Mảng tài chính + Mảng pháp lý
Mảng tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng trong HSDT. Trong quá trình mở thầu, đây sẽ là nội dung được đưa ra xem xét đầu tiên, và có ảnh hưởng quyết định đến kết quả tham dự thầu. Khi chuẩn bị nội dung mảng tài chính, nhà thầu nên thực hiện theo quy trình sau :
Khi thực hiện theo quy trình trên cần chú ý khi sau khi xác định giá dự thầu, nếu thấy giá không hợp lý với giá trị gói thầu hoặc với tiềm lực tài chính của công ty thì cần quay lại nghiên cứu, bóc tách lại bản tiên lượng để đưa ra giá dự thầu hợp lý hơn.
Để có một bộ HSDT khả thi cần chuẩn bị tốt cả về mặt nội dung và hình thức - Về hình thức: cần có phương pháp sắp xếp các giấy tờ có liên quan, trình bày thông tin cần thiết một cách đầy đủ, rõ rang và khoa học, tránh gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc chấm điểm HSDT.
- Về nội dung: HSDT cần trình bày đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của HSMT và các văn bản pháp quy có liên quan. Đặc biệt chú ý tới việc tính giá dự thầu. Theo kết quả thống kê, đa số các công trình trượt thầu đều xuất phát từ nguyên nhân giá dự thầu cao hơn nhà thầu khác. Từ đó giải pháp khắc phục chính là cần điều chỉnh lại giá dự thầu, bắt đầu từ các yếu tố cấu thành nên chi phí thực hiện gói thầu.
Giá dự thầu của một gói thầu bao gồm các mảng chi phí lớn sau : - Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí máy móc thiết bị
Trên cơ sở đó, giải pháp được đưa ra dựa trên việc tính toán, điều chỉnh chi phí của từng mảng sao cho hợp lý, tối ưu nhất
Đối với nguyên vật liệu :
Trước khi tiến hành lập HSDT cần nghiên cứu giá cả nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình sẽ được thi công. Cần đảm bảo chắc chắn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong quá trình thi công nếu thắng thầu. Chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên giá dự thầu sẽ được tính theo giá nguyên vật liệu dự tính tại địa phương trong thời gian thi công công trình.
Thông thường các nguyên vật liệu mua về thường là nguyên vật liệu thô, chưa qua xử lý. Việc tiến hành gia công và vận chuyển đến chân công trình cũng góp phần làm gia tăng giá thành nguyên vật liệu đầu vào một cách đáng kể. Do đó, việc đưa ra giải pháp để hạ chi phí này xuống mức thấp nhất có thể cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một trong những giải pháp được đưa ra là tổ chức gia công và xử lý nguyên vật liệu thô ngay tại công trường để giảm chi phí vận chuyển.
Đối với máy móc thiết bị và lao động :
Cần tính toán, so sánh giữa các phương án đi thuê máy móc và lao động tại địa phương với phương án di chuyển các nguồn lực này từ công ty đến công trường. Phương án nào có chi phí thấp nhất sẽ là phương án tối ưu.
Về lâu dài, đối với máy móc thiết bị cần cân nhắc một số vấn đề sau :
- Đối với một số máy móc thiết bị còn có thể cải tiến, nâng cao công nghệ hiện tại ( máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy ép cọc...) thì chỉ cần mua linh kiện để thay thế và lắp ráp
- Đầu tư mới vào các thiết bị có tính chất quan trọng, quyết định phần lớn giá trị công trình và phải được sử dụng thường xuyên : máy đầm đất, máy phát hầm...
- Cần cân nhắc mua hay thuê ngoài đối với các thiết bị có công nghệ thay đổi liên tục và được sử dụng ít.
- Đối với việc hạch toán giá dự thầu, cán bộ quản lý giá có nhiệm vụ :
- Dự toán chính xác giá cho từng phần riêng của gói thầu
- Dự báo về các chi phí cho từng phần lựa chọn khác nhau
- Lập kế hoạch chi phí
- Lập ngân sách cho đấu thầu
Một vấn đề nữa trong HSDT mà có thể là một trong các nguyên nhân gây ra thất bại của công ty, đó là phần trình bày khả năng ứng vốn. Đối với LICOGI 13, dường như đây là một chi tiết thể hiện hạn chế về mặt năng lực tài chính, mà vấn đề này đối với chủ đầu tư và bên mời thầu sẽ có ảnh hưởng một phần đến việc cân nhắc giao thầu. Bởi lẽ, một nhà thầu có khả năng ứng vốn bằng 0 thì không có gì đảm bảo công trình anh ta thi công không bị gián đoạn giữa chừng vì thiếu vốn. Khắc phục vấn đề này chính là nâng cao năng lực tài chính của công ty.
2.2.4.Khắc phục ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan
Đối với nhóm yếu tố khách quan, công ty cần chủ động phân tích, dự báo xu hướng diễn biến, đánh giá tác động của chúng và nhanh chóng đề ra biện pháp khắc phục ảnh hưởng cho phù hợp.
Trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều bất ổn như hiện nay, công ty cần vạch ra các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo nhận định của các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này có thể sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-4 năm tiếp theo. Xây dựng là một trong các lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và lớn nhất trong nền kinh tế. Diều đó cũng đồng nghĩa với việc để giành được các hợp đồng thi công trong thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn. Do đó nếu không đưa ra được biện pháp đối đầu với nhân tố tác động tiêu cực này trong thời gian tới thì công ty khó có thể tồn tại và phát triển được.
Bên cạnh đó, cần xác định rằng trong thời kỳ khủng hoảng, giá xây dựng ( bao gồm giá nguyên vật liệu, giá thuê máy móc, giá nhân công...) sẽ có nhiều biến động.
Cần có biện pháp đánh giá được những biến động về giá để đưa ra giá dự thầu hợp lý và có tính cạnh tranh.