Số vốn đầu tư đã qua kiểm soát thanh toán

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (Trang 38 - 42)

Kho bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật. KBNN giúp cho việc quản lý, điều hành và giám sát tài chính, ngân sách của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính được chủ động, an toàn và hiệu quả. Đồng thời từng bước tạo nên sự đồng bộ của các quy trình quản lý ngân sách, từ khâu xây dựng dự toán, phân bổ, đến khâu kiểm soát, thanh toán và quyết toán NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách nhà nước. Hàng năm thông qua Bộ Tài chính và các bộ chủ quản, kế hoạch vốn đầu tư được thông báo sang KBNN. KBNN sẽ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư rồi thông báo số lượng VĐT được chấp nhận thanh toán hay bị từ chối thanh toán.

Lãnh đạo KBNN

Bảng 1.2: Kế hoạch VĐT thông báo sang KBNN giai đoạn 2003-2008(Số kế hoạch và vốn đã thanh toán chưa bao gồm các dự án ứng trước kế hoạch vốn, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn công trái giáo dục)

( Đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu Kế hoạch vốn Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 56341 62894 75666 83324 99762 116378 Vốn TN 49773 56023 69009 75604 90091 104883 Vốn NN 6569 6874 6658 7720 9670 11495 NSTW 17712 14860 17354 18588 22064 18079 Vốn TN 12297 9709 12571 12618 15339 11423 Vốn NN 5416 5150 4784 5970 6725 6656 NSĐP 38629 48034 58312 64735 77698 98299 Vốn TN 37476 46314 56438 62985 74752 93460 Vốn NN 1153 1720 1874 1750 2946 4839

( Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán VĐT xây dựng cơ bản ) Như vậy kế hoạch VĐT do Bộ Tài Chính thông báo sang KBNN liên tục tăng từ năm 2003 đến 2008. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư đặc biệt là đầu tư XDCB ngày càng tăng mạnh. Điều đó đặt ra một bài toán khó cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và KBNN nói riêng trong việc bố trí kế hoạch vốn sao cho phù hợp, quản lý, kiểm soát thu chi sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Từ bảng só liệu trên ta thấy, tốc độ tăng mạnh nhất trong việc bố trí kế hoạch VĐT là giai đoạn 2003-2004 và 2006-2007 ( năm sau tăng nhanh hơn năm trước khoảng 20%). Lý giải điều này, trong năm 2005 và 2006, nền kinh tế phát triển mạnh ( tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng 8.4% và 8.17%) nên nhu cầu đầu tư cũng tăng vọt. Số lượng các dự án không ngừng tăng lên. Sang năm 2007, vẫn còn rất nhiều dự án còn dang dở, chưa hoàn thành từ giai đoạn trước vẫn đang tiếp tục được bố trí vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành cộng thêm những dự án đầu tư mới nên kế hoạch vốn tương đối lớn. Năm 2007, kế hoạch vốn được bố trí cho 101941 dự án, công trình, tăng 10% so với năm 2006, trong đó vẫn còn rất nhiều dự án đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn được bố trí kế hoạch vốn để thanh quyết toán. Ví dụ như dự án Trung tâm Hội nghị quốc gia được khởi công từ năm 2004 với tổng VĐT khoảng 4000 tỷ đồng. Công trình

được đưa vào sử dụng từ năm 2006 nhưng tình hình giải ngân gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong đơn giá, tổng dự toán điều chỉnh bổ sung…nên sang năm 2007 vẫn tiếp tục bố trí kế hoạch vốn 725 tỷ đồng để thanh toán quyết toán dự án hoàn thành.

Ngoài ra bảng số liệu trên cũng cho thấy, vốn trong nước cho hoạt động đầu tư XDCB vẫn đóng vai trò chủ đạo, trung bình gấp khoảng 10 lần so với vốn nước ngoài ( chủ yếu là vốn ODA). Tuy nhiên vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào các dự án do TW quản lý ( chiếm hơn 70% ), một lượng nhỏ còn lại dành cho các dự án do địa phương quản lý trong khi đa số vốn trong nước lại dành cho các dự án tại địa phương. Nguyên nhân là do các dự án thu hút nhiều vốn ODA thường là các dự án đòi hỏi vốn lớn, nằm trong quy hoạch tổng thể của Quốc gia và do TW quản lý như các dự án xây dựng đường giao thông, đường quốc lộ, xây dựng cầu. Vốn ODA cho các dự án cấp địa phương quản lý chủ yếu cho các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp như dự án xây dựng trường học, bệnh viện, giao thông nông thôn, phát triển cây ăn quả... Vốn trong nước dành cho các dự án tại địa phương chiếm đa số vì các dự án do địa phương quản lý chiếm một số lượng rất lớn ( thường gấp hơn 20 lần so với dự án TW quản lý), tương đương với nó là nhu cầu tổng mức VĐT lớn tuy nhiên VĐT trung bình cho một dự án không cao. Hơn nữa các dự án này thường thu hút ít vốn nước ngoài so với các dự án lớn do TW quản lý. Như năm 2007, tổng số dự án được bố trí vốn là 101941 dự án, trong đó 22067 tỷ đồng từ NSTW được bố trí cho 3024 dự án do TW quản lý, trung bình 7300 triệu/ dự án. Trong khi đó có 98917 dự án do địa phương quản lý được bố trí kế hoạch 77698.2 tỷ đồng, trung bình 785 triệu/dự án.

Sau khi nhận được hồ sơ xin thanh toán VĐT từ CĐT gửi đến, KBNN tiến hành các thủ tục kiểm soát thanh toán VĐT theo một quy trình thống nhất được quy định trong các nghị định quyết định của các cấp có thẩm quyền. Hàng năm có khoảng gần 4000 dự án đầu tư từ nguồn vốn NSTW và 13000-15000 dự án đầu tư từ NSĐP được kiểm soát, thanh toán qua KBNN với số cấp phát thanh toán trong 5 năm(2001- 2005) đạt trên 250000 tỷ đồng. Số vốn đã qua thanh toán kiểm soát hàng năm như sau:

( Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán VĐT xây dựng cơ bản )

Bảng 1.4: Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản của KBNN giai đoạn 2003-2008

( Đơn vị : % )

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số 81.16 86.15 87.82 83.63 82.38 80.49

NSTW 80.35 91.72 97.99 92.51 77.89 80.51

NSĐP 81.53 84.43 84.79 81.08 83.66 80.48

( Nguồn : Báo cáo tình hình thanh toán VĐT xây dựng cơ bản)

Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung số VĐT qua kiểm soát thanh toán tăng lên qua các năm, cao nhất là năm 2005 với tổng số vốn thanh toán so với kế hoạch đạt gần 90% trong đó vốn từ NSTW gần đạt tuyệt đối với 97.99%. Trong giai đoạn 2003-2005 tỷ trọng VĐT qua kiểm soát tăng dần nhưng sang đến giai đoạn 2006-2008 thì tỷ trọng này lại giảm dần . Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2006- 2008 có nhiều biến động cả về chủ trương chính sách của Chính phủ lẫn tình hình kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2005-2006 Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư có hiệu lực đã đưa thêm nhiều quy định mới trong việc quản lý, thực hiện đầu tư từ đó cũng dẫn đến những thay đổi trong các quy định liên quan đến công tác kiểm soát thanh toán vốn. Quy trình kiểm soát thanh toán chặt chẽ và chịu tác động của nhiều điều kiện ràng buộc hơn nên tỷ trọng vốn được thanh toán giảm.

Về cơ chế, chính sách ban hành tại KBNN, trong giai đoạn này KBNN đã ban hành quyết định mới, Quyết định 297/QĐ-KBNN ban hành ngày 14/01/2008 về quy

Chỉ tiêu Vốn đầu tư đã kiểm soát, thanh toán

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 45724 54183 66450 69682 82187 93667 Vốn TN 41364 47408 58937 62457 75079 85769 Vốn NN 4366 6775 7513 7225 7108 7898 NSTW 14231 13630 17005 17195 17185 14555 Vốn TN 10546 8266 10775 11203 12538 9795 Vốn NN 3685 5364 6230 5992 4647 4760 NSĐP 31493 40553 49445 52488 65002 79112 Vốn TN 30818 39143 48162 51255 62540 75975 Vốn NN 675 1411 1283 1233 2462 3137

trình kiểm soát thanh toán VĐT trong nước, Quyết định 1539/QĐ-KBNN ban hành ngày 11/12/2007 sửa đổi một số nội dung trong QĐ 27 và Quyết định 25/QĐ-KBNN ban hành ngày 14/01/2008 về quy trình kiểm soát thanh toán VĐT nước ngoài. Hai quy trình này thay thế cho quy trình cũ từ năm 2003. Thêm vào đó là Quyết định 1116/QĐ-KBNN ban hành ngày 24/8/2007 về quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Do đó quy trình kiểm soát VĐT đơn giản, gọn nhẹ nhưng chặt chẽ hơn so với trước, số vốn thanh toán cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn. Sự chuyển đổi giữa cơ chế mới và cũ cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Bởi vậy phần nào làm giảm số lượng VĐT được kiếm soát thanh toán.

Về mặt kinh tế-xã hội, trong giai đoạn này có nhiều biến động về kinh tế qua đó dẫn đến sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu, giá tiền lương…Các chi phí này biến động lớn hơn so với dự toán được duyệt từ trước nên nhiều dự án công trình đã được bố trí vốn phải điều chỉnh lại dự toán, tổng dự toán nên chậm tiến độ thi công, dẫn đến vốn giải ngân chậm. Tuy nhiên đến cuối năm 2007, tiến độ giải ngân đã được cải thiện đáng kể do những Thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài Chính ban hành kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong chinh sách quản lý và kiểm soát thanh toán vốn như TT130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi bổ sung TT27/2007/TT-BTC, công văn số 1223/BTC-ĐT ngày 28/1/2008 hướng dẫn Nghị định số 03/2008 của Chính phủ về xử lý những dự án chuyển tiếp… Do đó 10 tháng đầu năm 2007, trung bình mỗi thánh thanh toán 4245 tỷ đồng/tháng nhưng đến những tháng cuối năm, con số này tăng lên gấp đôi, đạt 9813 tỷ đồng/tháng. Năm 2008 tình hình thanh toán vốn cũng tập trung nhiều vào những tháng cuối năm.Hết 9 tháng đầu năm số vốn được giải ngân chỉ đạt 42,3% so với kế hoạch ( ước khoảng 44690 tỷ đồng ), còn lại tập trung vào những tháng cuối năm. Trong thời gian tới, các cơ quan đơn vị nói chung và KBNN nói riêng đều đang phấn đấu để vốn được giải ngân nhanh hơn, lượng vốn được thanh toán nhiều hơn cho các dự án mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chặt chẽ trong công tác quản lý vốn.

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (Trang 38 - 42)