Về giọng điệu

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆTRUNG THƯỢNG SĨCHO THƠTHIỀN VIỆT NAM (Trang 98 - 105)

Thi pháp học hiện đại đã xác định: “Giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tư tưởng thẩm mĩ... Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với

đời sống” [91, tr.248]. Nó “vừa biểu hiện ở phương diện ngữ âm: Trầm, bổng,

đục, trong... vừa biểu hiện ở phương diện phong cách: nóng, lạnh, nhu, cương...” [97, tr.64]. “Giọng điệu còn được bộc lộ qua cách miêu tả và các hiện tượng, các tính cách hoàn cảnh. Giọng có thể thể hiện trực tiếp trong ngôn ngữ, có giọng nằm sau các chữ, trong các chỗ phi ngôn ngữ như các dấu câu, những chỗ ngắt đoạn” [32, tr.153]. Chung quy lại, chúng ta có thể xác nhận giọng điệu là cái thể hiện ra nội lực, bản chất cũng như quan niệm của người sáng tác với cuộc sống. Giọng điệu mang tính phức hợp, đồng thời cũng là yếu tố riêng khó lẫn của mỗi tác giả.

Hiểu giọng điệu với tính chất như thế, ta thấy giọng điệu mà Tuệ Trung

đóng góp cho thơ thiền Việt Nam là một thứ giọng phong phú, đa thanh.

Đó là chất giọng triết lí khi cần thuyết giáo về giáo lí, kinh Phật hay khi bàn về vấn đề cần suy ngẫm. Con người sống trên đời thường lo sợ nhiều nhất về lẽ sống chết. Riêng với Thượng sĩ vấn đề đó không hềđáng ngại. Ông triết lí về nó thật dứt khoát:

Sinh tự vọng sinh, tử vọng tử.

Tứ đại bản không tòng hà khỉ (khởi)? Mạc vi khát lộc sấn dương diễm, Đông tẩu Tây trì vô tạm dĩ.”

Dịch thơ:

Sống là sống dối, chết: chết dối, Tứ đại vốn không, từ đâu nổi.

Đừng như hươu khát rượt “bóng sông”, Chạy quàng không nghỉ, khắp Tây Đông.

(Sng chết là l thường thôi – Huệ Chi dịch)

Hình ảnh con hươu khát chạy theo ảo ảnh (dương diễm) là hình ảnh có tính triết lí, bất ngờ. Nó cụ thể hóa sự lầm lạc của con người có cái tâm vọng niệm và cái nhìn nhị kiến. Triết lí ấy được Tuệ Trung chắt lọc từ những

điều đơn giản: “Đến nhà chớ hỏi đường; thấy trăng, còn tìm gì ngón tay” [58, B.105]. Những cái cần tìm vốn từ trong tâm ta, nhưng con người không tự

biết nên buộc mình vào ảo ảnh:

Cầu chân như đoạn vọng niệm, Tự dương thanh chỉ hưởng tâm nan. Xả phiền não như thủ nê hoàn, Như nhật ảnh đào hình ban loại.

(Tr t t cnh văn) Dịch thơ:

Cầu chân như mà dứt niềm vọng, Tựa hét to để át tiếng vang. Bỏ phiền não mà giữ niết bàn, Như sợ bóng chạy vào nắng trốn.

(Bài văn tr tình t răn – Huệ Chi và Đỗ Văn Hỷ dịch) Nhằm đả phá mạnh mẽ hơn sự mê lầm, ảo tưởng đó của con người,

đôi lúc giọng triết lí của Tuệ Trung trở nên quyết liệt, thậm chí trào lộng, nhạo báng. Con người lúc mới tham Thiền luôn xác định trì giới và nhẫn nhục

nhưng trong khi thực hành con người luôn để tâm đến chúng, không từ bỏ được sự “tham sinh, úy tử” thì quả đáng phê phán. Vì thế Tuệ Trung chỉ trích thật gay gắt:

Trì giới kiêm nhẫn nhục, Chiêu tội bất chiêu phúc. Dục tri vô tội phúc, Phi trì giới nhẫn nhục.

(Trì gii kiêm nhn nhc) Dịch thơ:

Trì giới và nhẫn nhục,

Chuốc tội chẳng chuốc phúc. Muốn biết không tội phúc, Đừng trì giới nhẫn nhục.

(Trì gii và nhn nhc – Huệ Chi dịch) Học trò của Thượng sĩ trong khi tham vấn, học hỏi có không ít người tự

trói mình vào sự câu chấp, phụ thuộc vào các khái niệm. Trong phần Tng c

có dẫn câu chuyện:

Có một thiền tăng hỏi sư Trương Sa Sầm:Con giun bị chém làm hai đoạn, hai phía đều động, vậy Phật tính ở phía nào?”.

Sư trả lời:

Hai phía đều không động, Động ở phía nhà ngươi.

Tâm đắc với lời đáp của người xưa, Tuệ Trung viết bài tụng:

Chặt đứt con giun thành hai khúc, Hai đầu đều động có ai ngờ. Hỏi rằng Phật tính không hề biết, Mổ bụng cất rùa, uổng phí chưa?

Trong Đối cơ và Tng cổ rất nhiều lần Thượng sĩ sử dụng lối nói nhạo báng như thế. Ông cố ý dồn người đối thoại vào chân tường bằng thái

độ hết sức gay gắt. Thông thường câu trả lời của Thượng sĩ khiến vấn đề được đặt ra trở nên tối nghĩa hơn, làm cho người đang nung nấu suy nghĩ về

nghi án cảm thấy bất lực trong việc đi tìm lời giải đáp. Lúc này mọi suy nghĩ, suy luận theo lôgic thông thường không còn hữu dụng. Từ trạng thái

đó, người hỏi từ bỏ được tư duy luận lí, thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn tự trói mình vào, sau đó là giây phút bừng ngộ. Cách nói quyết liệt ấy của Tuệ

Trung thể hiện tinh thần tự tin của con người thời đại – con người biết lấy mình làm điểm tựa, không cầu xin hay lệ thuộc vào bất kì sức mạnh siêu nhiên nào.

Tuy nhiên không phải lúc nào thuyết pháp về đạo, Tuệ Trung cũng triết lí khô khan. Trong thơ của ông còn có sự xuất hiện khá đậm của giọng điệu

trữ tình. Nhiều lúc truyền đạt tư tưởng Thiền học, Thượng sĩ sử dụng cách nói như lời tâm tình:

Đằng thử vô đoan tiệm tiệm xuân, Quy lai chung lão quý sơn lâm. Sài môn mao ốc cư tiêu sái, Vô thị, vô phi tự tại tâm.

(T ti) Dịch nghĩa:

Dây leo và loài chuột không dưnng dần dần lấn tới, Trở về gửi thân nơi núi rừng đến trọn tuổi già. Cửa liếp nhà tranh, ăn ở thảnh thơi,

Hay:

Mộng trung tạo tác, Giác hậu đô vô.

Mộng trung tác sinh tế sinh thô, Giác hậu vô tuyệt tiêm tuyệt hào.

(Tr t t cnh văn) Dịch nghĩa:

Sự tạo tác trong giấc chiêm bao, Sau khi tỉnh dậy đều là không cả. Trong giấc mộng sinh nhỏ sinh to, Sau khi tỉnh không tơ không tóc.

(Bài văn tr tình t răn)

Tính chất trữ tình trong giọng điệu của Tuệ Trung được đề cập ở đây, hẳn nhiên không phải là tiếng nói yêu đương, là chất men say rạo rực trong tình cảm đắm say trần tục, mà là sắc thái tình cảm trong trẻo, nguyên sơ của thơ thiền. Trong thơ của thiền gia lỗi lạc này, không ít lần xuất hiện những giây phút êm đềm cũng như những khoảnh khắc xao động trong tâm hồn khi

đứng trước cảnh vật, cuộc sống. Chẳng hạn như giây phút nhà thơ đứng trước cảnh vật ở Phúc Đường:

Phúc Đường cảnh trí dĩ lang đang, Lại hữu thiền phong tập tập lương. Ly lạc tiêu sơ trừu duẩn sấu.

Môn đình u thúy tịch tùng hoang.

(Phúc Đường cnh vt) Dịch nghĩa:

Phong cảnh Phúc Đường thật là thoáng đãng, Nhờ có ngọn gió thiền vi vu mát rượi.

Giậu đổ tiêu điều, nảy chồi măng gầy, Sân cổng thâm u kề gốc thông hoang.

(Cnh vt Phúc Đường)

Nếu không có cảm xúc tinh tế, nhạy bén, sâu sắc thật khó nắm bắt được vẻ thoáng đãng của cảnh vật Phúc Đường với cơn gió thiền thổi lao xao. Càng không thấy được sức sống mới của măng võ đang trỗi dậy nơi giậu đổ tiêu

điều, vẻ thâm u của sân cổng hài hòa với vẻ hoang sơ của gốc thông hoang. Giọng trữ tình với niềm say mê thiên nhiên cảnh vật thể hiện rõ hơn trong bài

Giang h t thích (B.91):

Chí xưa hồ hải chửa từng khuây, Tên vút, thoi đưa tháng lại ngày. Gió mát trăng thanh sinh kế đủ, Non xanh, nước biếc thú vui đầy.

Giương buồm, sáng sớm băng mù thẳm, Nâng sáo, chiều hôm giỡn khói mây.

(Huệ Chi dịch)

Trở về với thế giới thiên nhiên hoang sơ, tâm hồn của Tuệ Trung trở

nên thanh thoát. Bài thơ một mặt đạt đến tính triết lí khi truyền đạt lối sống “tùy duyên” của đạo Phật, mặt khác toát lên niềm say sưa yêu cuộc sống, sự

lạc quan của một tâm hồn tự do, phóng khoáng. Mặc dù cũng như nhiều thiền sư khác, tác giả không có chủ đích tả cảnh thiên nhiên, nó chỉ được sử

dụng chủ yếu như một phương tiện thể hiện quan điểm Thiền học, song nó vẫn là thiên nhiên tự thân khách quan, là hình ảnh tự nó có sức lay động. Vì vậy đọc thơ của Tuệ Trung, ta vẫn thấy ngấm ngầm tình cảm ông dành cho vạn vật.

Đôi khi giọng điệu trữ tình thể hiện qua tâm sự riêng tư, ít nhiều nhuốm màu tục lụy:

Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào, Ngũ thất niên gian thị xưởng tào. Túng dã siêu quần kiêm bạt tụy, Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.

(Chiếu thân) Dịch thơ:

Cháy đầu bỏng trán mặc kim bào, Xay giã bao năm ai biết nào. Nếu thực siêu quần và xuất chúng, Mỗi lần hạ xuống một lần cao.

(Soi mình – Đỗ Văn Hỷ dịch)

Song nỗi u uẩn ấy chỉ thoáng qua một đôi lần, Tuệ Trung xem điều đó như một phần tất yếu của cuộc đời, giống như quy luật “người đời có thịnh thì có suy, hoa kia có tươi thì có héo” [58, B.109]. Thượng sĩ bình thản chấp nhận nó để từ đó sống đẹp hơn, phù hợp hơn với cuộc đời. Tuệ Trung giống như anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi về sau đều lấy cây tùng làm biểu tượng cho mình và chọn nơi “hoa nhàn cỏ nội” để “dưỡng chân”. Chỉ khác là Nguyễn Trãi lánh đời với tâm trạng “bất đắc chí”, còn sự “thoát thế” của Tuệ

Trung bắt nguồn từ nhận thức ít nhiều mang hơi hướng Lão Trang: cuộc đời như một cuộc chơi, rốt cuộc mọi cái đều là hưảo. Thơ của ông phần nhiều nói về cuộc sống tự do, gần gũi, hài hòa cùng vạn vật, “cam làm người chăn trâu trong chốn hoang vu” [58, B.75]. Đó là chất trữ tình trong sáng của một con người biết sống theo lẽ “tùy duyên”, không còn vướng bận vào giải thoát hay trần tục.

Giọng điệu đa dạng, vừa triết lí sâu sắc, vừa bàng bạc chất trữ tình, vừa thể hiện tư tưởng phóng khoáng, trào lộng, vừa mang phong thái nhẹ nhàng tiêu dao của Lão Trang... đã góp phần làm nên một Tuệ Trung xứng đáng là

một nhà thơ theo đúng nghĩa. Giọng điệu phong phú này khiến nhiều bài thơ

của Tuệ Trung vừa có chiều sâu tư tưởng, vừa đạt đến sự rung động thẩm mĩ

cao.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆTRUNG THƯỢNG SĨCHO THƠTHIỀN VIỆT NAM (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)