Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆTRUNG THƯỢNG SĨCHO THƠTHIỀN VIỆT NAM (Trang 92 - 98)

Có hai loại thời gian nghệ thuật trong thơ thiền Tuệ Trung. Một là thời gian hiện thực được ý thức đầy đủ về sự vận động của nó; một là thời gian tĩnh tại phi hiện thực được thể hiện như một khoảnh khắc bất biến trong sự

giác ngộ.

Tuệ Trung được người đời biết đến là một thiền gia tu đạo, sống an nhiên nhưng không lánh đời. Vì thế trong thơ của Thượng sĩ luôn thể hiện ý thức về thời gian của cuộc sống. Đối với ông năm tháng luôn xoay vần, bốn mùa luân chuyển, con người chẳng mấy chốc mà từ trẻ hóa thành già... Biểu hiện trực cảm rõ nhất cho quan điểm này là thời gian gắn liền với sự chuyển

đổi của bốn mùa:

- Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.

(Chỉ một chấm sáng mùa xuân vừa lóe hiện thì khắp chốn

đều nở hoa) (Th hc)

- Sương dung tẩy h hà phương trạm, Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa.

(Vẻ sương tắm hạ, sen mới đơm bông, Sắc gió vời xuân đến, mai đã nở hoa.) (Thế thái hư huyn) - Tứ tự tuần hoàn xuân phục thâu (thu). (Bốn mùa tuần hoàn, hết xuân lại thu) (Khuyến thế tiến đạo)

- Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu,

Thu đáo vô phi thu thủy thâm.

(Mùa xuân tới, hoa xuân cười,

Mùa thu về, không chỗ nào là nước thu không sâu.) (Pht tâm ca)

Thượng sĩ nhìn sự vật thay đổi theo cái nhìn biện chứng. Mọi vật luân chuyển theo quy luật, nhưng cái đã trôi qua theo thời gian sẽ không lấy lại

được:

Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh, Đông lưu phó hải khởi hồi ba.

(Thế thái hư huyn) Dịch thơ:

Trăng lặn, bóng trăng không trở lại, Sông trôi, sóng nước mãi trôi qua.

(Thói đời hưo – Huệ Chi dịch)

Không chỉ chú ý đến sự vận động này, với sự ảnh hưởng sâu sắc tư

tưởng của Lão Trang, Tuệ Trung coi thời gian hiện thực là thời gian vô cùng chóng vánh:

- Quang âm như tiễn hựu như thoa.

(Bóng quang âm vun vút như tên lại như thoi) (Giang h t thích)

- Đốt đốt phù vân hề phú quý, Hu hu quá khích hồ niên quang.

(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi,

Ôi chao! Thời gian thấm thoắt như bóng ngựa qua kẽ vách) (Phóng cung ngâm)

Thân thế quang âm nhược phi tiễn.

(Công danh và giàu sang đều như mây nổi, Thân thế và tháng năm, tựa như mũi tên bay.) (Phàm thánh bt dị)

- Quang âm lưu thủy, Phú quý phù vân. Phong hỏa tán thì, Lão thiếu thành trần.

(Ngày tháng như nước trôi, Giầu sang như mây nổi. Khi gió, lửa tan đi, Thì trẻ, già thành bụi)

(Tr t t cnh văn)

Tuy nhiên không vì thế mà Tuệ Trung hốt hoảng. Ngược lại, ông thể

hiện bản lĩnh của con người thời đại qua cách sống ung dung, tự tại:

Nhàn bốc u thâm ký thử sinh. Hải quốc tam xuân mê lũ yến, Yên thôn nhất vũ cách nông canh.

(Thoái cư)

Đào Phương Bình dịch:

Chọn chốn thanh u gửi gắm mình, Ven biển xuân về mê lũ én.

Xóm quê mưa xuống khuất đồng xanh.

(Lui về)

Phong độ ấy, lối nhận thức ấy ta thường thấy trong thơ thiền mà ít thấy trong văn học của các giai đoạn sau. Thế kỉ XVIII, người chinh phụ trong

nhớ thương nên thực – mộng, quá khứ – hiện tại – tương lai cứ đan xen vào nhau. Nàng sống trong thực tại chia lìa mà tâm không ngừng hồi tưởng lại quá khứ hạnh phúc:

Tìm chàng thưở Dương Đài lối cũ, Gặp chàng khi Tương Phố bến xưa. Sum vầy mấy lúc tình cờ,

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.

Lại có không ít lần nàng chìm vào trạng thái mơ màng về tương lai để

tìm niềm an ủi, vỗ về:

Xin vì chàng xếp bào, cởi giáp Xin vì chàng rũ lớp phong sương. Vì chàng tay chuốc chén vàng,

Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.

Gần hơn nữa, thời gian trong văn học hiện đại lại như một nỗi ám ảnh,

đặc biệt là đối với những cái “Tôi” nhạy cảm trong thơ mới. Hàn Mặc Tử

trước sự đau đớn của bệnh tật, sự ghẻ lạnh của người đời đã thảng thốt tự hỏi mình: “Có chở trăng về kịp tối nay?” (Đây thôn Vĩ Dạ). Còn với Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các những nhà thơ mới” (Hoài Thanh), thời gian dường như không đồng hành cùng cuộc sống mà tách ra để vận động với tốc

độ riêng của nó: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua; xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Vì thế nhà thơ vội vàng giục giã mình, kêu gọi người:

Mau đi thôi!

Mùa chưa ngả chiều hôm.

(Vi vàng)

Tuệ Trung không phải không thấy những điều các nhà thơ sau này thấy, có điều với lối ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”, Thượng sĩ đã chế ngự nỗi

lo lắng của con người trước sự chóng vánh của cuộc đời nhằm đạt đến cách sống tự tại, an nhiên.

Trong thơ của Tuệ Trung còn xuất hiện dạng thời gian phi hiện thực, thời gian bất biến. Trong cảm thức này, thời gian như đứng yên, mọi vật không thay đổi. Điều này được Thượng sĩ thể hiện qua các câu thơ sau:

- Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt, Tân niên hoa phát cố niên hoa.

(Đốn tnh) Dịch thơ:

Trăng rọi tối nay: trăng hôm trước Hoa cười năm mới: hoa năm kia.

(Cht tnh – Huệ Chi dịch)

- Tự đắc nhất triêu phong giải đống, Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

(Nhp trn) Dịch thơ:

Rồi một ngày mai băng giá hết, Trăm hoa như cũ, gió xuân nồng.

(Vào vòng cát bi– Huệ Chi dịch) Thời gian ấy còn tồn tại trong khoảng lặng – lúc con người giác ngộ được điều cốt lõi của Thiền:

Đường trung đoan tọa tịch vô nghiên (ngôn), Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên.

(Ngu tác) Dịch nghĩa:

Thảnh thơi nhìn một tia khói trên núi Côn Luân. (Cht hng làm thơ)

Hay:

Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt, Sát hải trừng trừng dạ mạn thu.

(Th tu Tây phương bi) Dịch nghĩa:

Bầu trời bát ngát chỉ thấy vầng trăng cô đơn, Bể Phật trong suốt, đêm chuyển dần vào thu.

(Gi bo nhng người tu Tây phương) Thời gian bất biến, phi hiện thực này không mâu thuẫn với thời gian hiện thực. Nó chỉ là khoảng thời gian bất biến chuyển hóa từ thời gian hằng biến. Trở lại bài Đốn tnh, ta thấy trăng của tối nay cũng là trăng của tối qua; hoa của năm nay cũng là hoa của năm ngoái. Vì nó chỉ là hiện tượng lặp lại của một bản chất. Nếu giác ngộ được bản chất ấy thì sẽ không còn bị chi phối bởi những hiện tượng cụ thể. Nói như Lê Trí Viễn, “cái tâm của con người khi đã giác ngộ sự vô thường của vạn vật, cởi bỏ những mê lầm của giác quan và ý thức... là giác ngộ, là ng đạo. Đạt tới đó thì không gian thời gian vừa hữu hạn vừa vô hạn, vô thường và hằng thường, trong cái vi mô có cái vĩ mô, trong cái khoảnh khắc có cái vĩnh cửu...” [37, tr.90]. Bông hoa, vầng trăng mà Tuệ Trung nhắc đến trong bài thơ chính là đại diện cho Phật tính hằng thường vốn có trong tâm con người, nhưng do con người cứ phân biệt hôm qua – hôm nay, năm mới – năm cũ mà tạo nên sự thay đổi. Thực ra cái vô thường ấy cũng là những cái rất hằng thường: ba sinh chỉ giống như ngọn đuốc trước gió, tuần hoàn chín cõi tưởng là rộng dài nhưng kết cục chỉ như cái miệng cối xay đối với con kiến. Nếu giữ được cái tâm an nhiên thì con người sẽ không cố phân biệt đâu là hiện thực, đâu là siêu thực.

Qua cách cảm nhận về thời gian như trên, có thể nhận thấy điểm đáng quý ở Tuệ Trung là dù có đề cập đến dạng thời gian nào, cuối cùng Thượng sĩ

cũng thể hiện tinh thần lạc quan, xây dựng lối nhìn, lối nghĩ tự tin giúp con người sống vui, sống đẹp với đời.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆTRUNG THƯỢNG SĨCHO THƠTHIỀN VIỆT NAM (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)