Đổi mới máy móc thiết bị và tăng cường công tác bảo dưỡng, sữa chữa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty cơ khí 25-TCCNQ (Trang 57 - 70)

II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo

6. Đổi mới máy móc thiết bị và tăng cường công tác bảo dưỡng, sữa chữa

Máy móc thiết bị của Công ty có đặc điểm là sử dụng đã lâu( hầu hết > 10 năm). vì vậy các thông số kỹ thuật trong quá trình hoạt động không được chính xác. Mặt khác, máy móc thiết bị của Công ty không đồng bộ. Các đặc điểm này ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, là nguyên nhân gây ra khuyết tật sản phẩm. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới máy móc thiết bị đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên cần xem xét đổi mới cái nào là cần thiết vì khả năng tài chính của hạn. Cần phải đổi mới những loại máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến các quy trình tạo sản phẩm, các máy móc đổi mới phải có công nghệ tiên tiến và đồng bộ. Còn với những máy móc đã qua thới gian sử dụng dài cần phải có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hợp lý.

Để tiết kiệm chi phí cũng như tận dụng khả năng công nghệ, thiết bị máy móc của Công ty, thì hướng đầu tư máy móc thiét bị là:

- Mua mới toàn bộ các thiết bị máy móc mà Công ty không có khả năng sửa chữa, không có phụ tùng thay thế, các máy móc hiện đại quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Thay thế dần dần các thiết bị cũ mà Công ty có khả năng sửa chữa, có phụ tùng thay thế, có thể mua trong nước, tiến tới đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất.

- Cùng với mua sắm máy móc thiết bị Công ty cần có chiến lược lâu dài về đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề theo kịp với đòi hỏi trình độ công nghệ, kỹ thuật.

7. Mở rộng và phát huy tác dụng của các kỹ thuật thống kê trong hoạt động quản lý chất lượng.

Kỹ thuật thống kê giúp cho việc đo lường, mô tả, phân tích, tập hợp số liệu dễ dàng, giải thích và lập mô hình những biến động của đặc tính sản phẩm và quá trình, thậm chí với một số lượng, dữ liệu hạn chế. Phân tích bằng công cụ thống kê sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn mức độ, bản chất và nguyên nhân của sự biến động. Thông qua đó giúp cho việc giải quyết, thậm chí ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra từ sự biến động, thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục của Công ty ngày càng hiệu quả. Những biến động đó có thể được quan sát dựa trên các đặc tính đo được của sản phẩm và quá trình, nó có thể tồn tại ở các giai đoạn khác nhau xuyên suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ nghiên cứu thị trường đến dịch vụ khách hàng và việc xử lý cuối cùng.

Công ty cần phải sử dụng công cụ thống kê không chỉ đơn thuần là tổng hợp, phân tích sản phẩm không phù hợp, sản phẩm sai hỏng mà phải sử dụng như một công cụ hữu hiệu để phân tích các dữ liệu, thông tin thu thập được nhằm cải tiến hệ thống. Điều đó bắt buộc Công ty phải sử dụng các công cụ thống kê trong phân tích các thông tin về sự thỏa mãn khách hàng, các dữ liệu có liên quan đến sự vận hành của hệ thống. Hiện nay Công ty sử dụng kỹ thuật thống kê như:

- Thống kê chất lượng sản phẩm cuối cùng. Thống kê đặc tính và xu hướng của quá trình và sản phẩm, xử lý những sản phẩm không phù hợp.

- Biểu đồ X-, PARETO, nhân quả…

Các kỹ thuật này đã giúp ích rất nhiều cho Công ty trong việc phát hiện ra nguyên nhân gây ra sự sai hỏng của hệ thống. Từ đó đơn vị có liên quan đề ra các biện pháp xử lý theo chức năng của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, giảm tỷ lệ sản phẩm không phù hợp và sản phẩm cuối cùng phải điều chỉnh lại. Trong thời gian tới Công ty cần mở rộng việc sử dụng các công cụ thống kê trong dịch vụ sau bán hàng, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng cũng như thống kê sự không phù hợp của nguyên vật liệu đầu vào nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan trọng hơn cả là Công ty cần tập trung vào sử dụng biểu đồ nhân quả phục vụ cho việc quản lý chất lượng, kết hợp với biểu đồ PARETO, biểu đồ cột để tăng tính hiệu quả. Đây là phương pháp quan trọngtrong kiểm soát chất lượng, bởi tính tiện ích của phuơng pháp đó là: - Liệt kê các nguyên nhân làm quá trình sản xuất bị biến động vượt qua ngoài giới hạn quy định nhờ đó duy trì được sự ổn định của quá trình.

- Định hướng rõ những nguyên nhân nào cần được ưu tiên điều tra trước. - Hỗ trợ tích cực trong việc đào tạo và huấn luyện cán bộ kỹ thuật, kiểm tra. - Sơ đồ nhân quả biểu thị trình độ hiểu biết vấn đề, nó tỷ lệ thuận với hiệu quả biểu đồ được xây dựng.

Các bước lập biểu đồ nhân quả:

Bước 1: Quyết định đặc tính chất lượng cần phân tích.

Vẽ một mũi tên từ trái qua phải làm trục chính, viết đặc tính đó ở bên phải và đóng ô vuông vào đặc tính đó.

Bước 2: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng đó, rồi viết các yếu tố chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính chất lượng đó, khoanh bằng một ô vuông.

Bước 3: Trên mỗi nhánh của yếu tố chính, xác định các yếu tố phụ có thể xem là nguyên nhân của yếu tố chính và được biểu thị bằng các nhánh con. Ngoài ra trên mỗi nhánh con có thể viết thêm các yếu tố chi tiết hơn tạo thành những nhánh nhỏ hơn nữa.

Bước 4: Ghi những mục đích chính của biểu đồ như thời gian, người lập. Biểu đồ nhân quả

8. Tiếp tục duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, song song với xây dựng mô hình TQM.

Đạt được chứng chỉ ISO 9001-2000 là một kết quả quan trọng đối với Công ty, nó đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Công ty đặc biệt là lĩnh vực quản lý chất lượng. Tuy nhiên áp dụng ISO 9001-2000 không phải là công việc làm một lần và cũng không phải là mục tiêu cuối cùng của Công ty. Mỗi cá nhân mỗi bộ phận đều phải nỗ lực hơn nữa để duy trì và cải tiến liên tục hệ thống chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng. Cụ thể Công ty cần phải tiến hành theo các bước sau:

Chất lượng Vật liệu

Con người

- Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản lý chất lượng là kết quả của hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, vì vậy quản lý chất lượng là nhiệm vụ của cả một tập thể. Cần tạo ra sự quyết tâm nhất quán, thống nhất trong phương hướng, chiến lược và phươn châm hành động, xóa bỏ mọi ngăn cách, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phân nhằm hoàn thiện chất lượng toàn bộ hệ thống.

- Tập trung vào yếu tố con người. Chất lượng đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên, do đó cần có kế hoạch đào tạo với hình thức và nội dung phù hợp nhằm truyền đạt những kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý chất lượng, cũng như ý thức tự giác, lòng nhiệt tình của người lao động.

- Tập trung vào quá trình quản lý, quản lý hệ thống, thiết kế hệ thống quản lý tối ưu. Phát triển tính linh hoạt của toàn hệ thống từ khâu thiết kế đến tiêu dùng sản phẩm. Xác định mọi nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp của sản phẩm, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, để có được sản phẩm có được chất lượng cao hơn.

Song song với việc duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của Công ty, Công ty cũng từng bước xây dựng mô hình quản lý chất lượng tổng hợp (TQM), bởi TQM và ISO đều có chung mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng, cho tổ chức và các thành viên của tổ chức đó. Nhận thức về chất lượng của hai hệ thống này đều mang tính bao hàm, không chỉ dừng lại ở lợi nhuận đơn thuần, mà còn vấn đề xã hội ( môi trường, an toàn sức khỏe cộng đồng…) thông qua TQM các công cụ thống kê được sử dụng triệt để, định hướng vào khách hàng nhiều hơn, phát huy sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt nguyên lý của TQM là:

- Tập trung vào khách hàng.

- Tập trung vào quá trình sản xuất.

Mối liên hệ giữa TQM và ISO

Cam kết của lãnh đạo và chính sách chât lượng(14 điểm của Deming)

Tinh thần hợp tác theo nhóm(theo Juran) Crosby JJIuran,Crosby) Các công cụ(SPC) Hệ thống chất lượng theo ISO 9000

Kết luận

Bộ tiêu chuẩn ISO quy tụ được những kinh nghiệm quốc tế trong việc điều hành doanh nghiệp và hệ thống quản lý chất lượng đó là những thủ pháp đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng quản trị của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng cho sản phẩm dịch vụ của mình.

Việc ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một yêu cầu khách quan do sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và do trình độ phát triển của quản lý chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đây là một thách thức nhưng đồng thời nó cũng là một cơ hội để mỗi doanh nghiệp có thể tự khẳng định được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, đó là sự cố gắng, nỗ lực lớn của toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhà nháy cơ khí 25. Hệ thống quản lý chất lượng này sẽ đem lại nhiều lợi ích trong quản lý chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cơ khí 25 cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên nhà máy đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong có được sự góp ý của thầy cô, các cô chú trong Công ty cùng toàn thể các bạn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Sổ tay chất lượng của Công ty Cơ khí 25 2. Catalog của Công ty Cơ khí 25.

3.Giáo trình quản trị chất lượng. 4.TCVN ISO 9000-2000

5.TCVN ISO 9001-2000

6.Quản trị chất lượng trong thời ký đổi mới.

7.Tìm hiểu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước – Phạm Đình Hưởng.

8.Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cơ khí 25 trong các năm 2000,2001,2002,2006.

9.Một số chuyên đề của các sinh viên khóa trước. 10. Một số website: www.wikipedia.org www.vinashin.com.vn www.vietnamformcsr.net ……

Mục lục

Lời nói đầu...1

Phần 1:Lý luận chung về chất lượng và hệ thống quản lý ...3

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000...3

I.Khái quát chung về chất lượng và quản lý chất lượng...3

1.Khái niệm chất lượng...3

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm...4

2.1.Nhân tố từ môi trường bên ngoài...4

2.2.Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp...5

3.Khái niệm về quản lý chất lượng...6

4.Mô hình và nguyên tắc quản lý chất lượng...7

4.1.Các mô hình về quản lý chất lượng...7

4.2.Các nguyên tắc của quản lý chất lượng...8

II.Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000...11

1.Khái niệm hệ thống...11

1.1.ISO là gì ?...11

1.2.Hệ thống quản lý chất lượng...11

2.Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000...13

2.1.Lịch sử hình thành...13

2.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000...14

2.3. Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2000...15

4.Những điều kiện để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9001-2000...18

4.1.ISO 9001-2000 là gì ?...18

4.2. Điều kiện để áp dụng thành công ISO 9001-2000 trong các doanh nghiệp. ...19

Phần 2: Thực trạng Quản lý chất lượng ở công ty cơ khí 25- Tổng cục CNQP...22

I. Giới thiệu về Công ty cơ khí 25-Tổng cục CNQP...22

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...22

2.Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng của công ty...25

2.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động...25

2.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức...26

3.Đặc điểm về nguồn lực...29

3.1.Nguồn nhân lực...29

3.2.Nguồn lực tài chính...30

II. Thực trạng quản lý chất lượng ở Công ty...31

1.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty...31

2.Tình hình chất lượng sản phẩm...32

2.1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm...32

2.2. Sự phù hợp của sản phẩm...33

3. Bộ máy quản lý chất lượng...33

4. Các phương pháp QLCL được áp dụng ở Công ty cơ khí 25- tổng cục CNQP. ...35

4.1. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng...35

4.3. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất...36

4.4. Quản lý chất lượng trong khâu phân phối và tiêu dùng...38

5. Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty...40

5.1. Các quy trình...40

5.2. Các công cụ...41

III. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượngở Công ty cơ khí 25- Tổng cục CNQP...42

1. Những thành tích đạt được...42

2. Những khó khăn còn vướng mắc...42

3. Nguyên nhân...44

Phần 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty ...46

cơ khí 25-Tổng cục CNQP...46

I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới...46

1. Mục tiêu chất lượng của Công ty trong thời gian tới...46

2. Phương hướng phát triển...47

II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Công ty cơ khí 25- Tổng cục CNQP...48

1. Nâng cao nhận thức của các thành viên trong Công ty về chất lượng sản phẩm...48

2.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng...49

3. Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý chất lượng...50

4. Nâng cao chất lượng nguyên liệu...52

5. Tăng cường công tác đào đạo nguồn nhân lực và trao đổi thông tin nội bộ.. .53

7. Mở rộng và phát huy tác dụng của các kỹ thuật thống kê trong hoạt động quản lý chất lượng...58 8. Tiếp tục duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, song song với xây dựng mô hình TQM...60

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Công ty Cơ khí 25 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng xác nhận sinh viên Lê Thế Sang lớp Quản lý kinh tế 46B, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hoàn thành đợt thực tập tại Công ty từ ngày 04/01/2008 đến ngày 28/04/2008.

Trong thời gian thực tập sinh viên Lê Thế Sang đã nghiêm túc chấp hành nội quy của Công ty, có ý thức tự học hỏi, thái độ cư xử đúng mực với mọi người.

Chuyên để : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty cơ khí 25-TCCNQ”

xuất phát từ yêu cầu thực tế, số liệu phản ánh trong chuyên đề là đúng sự thật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở công ty cơ khí 25-TCCNQ (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w