II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo
1. Nâng cao nhận thức của các thành viên trong Công ty về chất lượng sản
phẩm.
Nâng cao năng lực nhân thức của nhân viên trong công ty về chất lượng sản phẩm. Về vai trò của chất lượng với hiệu quả sản xuất kinh doanh, đối với sự tồn tại và phát triển của công ty là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Với nhận thức đầy đủ về chất lượng, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ coi quản lý chất lượng là trách nhiệm của mọi người, từ đó thực hiện tốt công việc được giao, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đề ra, phát huy được tính sáng tạo của mọi thành viên trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trước hết là nâng cao nhân thức của các cấp lãnh đạo trong Công ty. Chất lượng sản phẩm không thể được đảm bảo nếu như những người lãnh đạo trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhận thức không đầy đủ về chất lượng sản phẩm. Từ nhận thức đúng về chất lượng sản phẩm, các cấp lãnh đạo sẽ coi chất lượng sản phẩm là chiến lược kinh doanh hàng đầu, là mục tiêu sống còn của Công ty. Từ đó Công ty sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách chất lượng, áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận thức của các cấp lãnh đạo sẽ định hướng cho tất cả các bộ phận trong Công ty trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo và nâng cao nếu như thiếu sự nhận thức của công nhân sản xuất, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Với nhận thức về chất lượng công nhân sản xuất sẽ tự giác quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tìm nguyên nhân gây ra sai hỏng để có biện pháp khắc phục, giảm tỷ lệ phế phẩm. Để nâng cao nhận thức của công nhân viên
về chất lượng sản phẩm, tổ chức Công đoàn trong Công ty có trách nhiệm truyền đạt đường lối, chính sách chất lượng đến người lao động, giáo dục ý thức trách nhiệm nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực chất lượng đến nói chuyện, trao đổi và giải thích ý nghĩa, vai trò quan trọng của chất lượng cho người lao động trong Công ty. Ngoài ra công ty còn có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng, những vấn đề liên quan đến chất lượng. Trong hoạt động sản xuất, công ty nên phát động các phong trào sản xuất đảm bảo chất lượng như: Tuần lễ chất lượng, tháng chất lượng cao…. Công ty cũng nên khuyến khích việc thành lập các nhóm tự quản chất lượng bao gồm những công nhân trực tiếp sản xuất. Do vậy, họ biết được những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng.
Công ty cần thực hiện đầy đủ các chức năng chất lượng quản lý, không chỉ bó hẹp ở chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty phải thực hiện liên tục “ Vòng tròn chất lượng”. Đó là cơ sở để chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao. Công ty nên đề ra các mục tiêu về chất lượng, gồm nhiều mục tiêu chiến lược trong giai đọan dài cùng với những mục tiêu chất lượng cụ thể, ngắn hạn. Công ty cần lập kế hoạch cho từng nhóm phòng ban, từng bộ phận sản xuất phải thực hiện những gì,thực hiện như thế nào để đạt được các mục tiêu chất lượng cụ thể. Khi đã có mục tiêu chất lượng cụ thể thì các bộ phận của Công ty cần phải biết mình làm gì và phối hợp với các bộ phận khác như thế nào để đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.
Trong quá trình thực hiện các bộ phận thường xuyên kiểm tra xem các chỉ tiêu chất lượng có được đảm bảo như đã đề ra hay chưa, nếu các chỉ tiêu
chất lượng chưa đạt được thì phải tìm ra nguyên nhân khắc phục kịp thời. Công tác kiểm tra cần được thực hiện ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất. Bộ phận KCS không nên chỉ kiểm tra chất lượng của sản phẩm cuối cùng.