Thực trạng việc thực hiện các giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm (Trang 44)

5. Kết cấu

2.3.1.3 Thực trạng việc thực hiện các giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương

Công ty đã thực hiện việc xây dựng và lựa chọn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước (như tính toán theo đúng công thức, hệ số điều chỉnh ngành đều lấy là 1, hệ số điều chỉnh vùng theo đúng quy định), trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu.

Dựa vào qui định mức lương tối thiểu hiện nay (từ 01/01/2008) là 620.000 đồng đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội (khu vực I), Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã xây dựng và lựa chon mức tiền lương tối thiểu như sau:

- Lao động tính đến 12/2007 là 114 người (trong đó tại Hà Nội là 88 người, 6 người tại Hưng Yên, tại Nam Định và một số nơi khác là 20 người)

- Tính hệ số điều chỉnh vùng: K1

K1 = ( 88 x 0.3 + 6 x 0.2 + 20 x 0.1 ) = 0.25 114

- Hệ số điều chỉnh ngành K2 là 1 (Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex, với hệ số điểu chỉnh ngành là 1)

- Tính hệ số điều chỉnh

Kđc = K1 + K2 = 0.25 + 1 = 1.25 - Giới hạn trên

Ttđ = Tmin x ( 1 + Kđc ) = 620.000 x ( 1 + 1.25 ) = 1.395.000 (đồng) Căn cứ vào quy định mức tiền lương tối thiểu của nhà nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã lựa chọn mức tiền lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương là 1.200.000 đồng.

Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã chọn mức lương gần sát mức mức lương tối đa trong khung lương tối thiểu làm mức lương tối thiểu cho công ty để

làm cơ sở tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương. Vì nhà nước quy định mức lương tối thiểu thấp cho nên công ty phải chọn mức lương tối thiểu tối đa, đồng thời nhằm đảm bảo đời sống do yếu tố lạm phát làm cho chi phí sinh hoạt của người lao động bị đẩy lên cao trong thời gian gần đây.

Tiền lương tối thiểu được xây dựng và thực hiện trong những năm qua đã có nhiều tác dụng tích cực đối với sản xuất kinh doanh, đối với việc trả lương cho người lao động, đặc biệt nó thể hiện là một phương tiện điều tiết vĩ mô của Nhà nước về tiền lương. Tuy vậy lương tối thiểu còn bộc lộ nhiều hạn chế, mâu thuận cần phải sửa đổi:

- Tiền lương tối thiểu đã không được đìêu chỉnh kịp thời làm sai lệch với thiết kế ban đâu, làm giảm động lực đối với người lao động.

- Phương pháp tính toán lương tối thiểu chưa tính hết các yếu tố cần chi tối thiểu của một người (cơ cấu cần chi) và tỷ trọng của các yếu tố trong lương tối thiểu còn bất hợp lý, chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, mức tiền lương còn thấp so với nhu cầu chi tối thiểu.

2.3.1.3.2 Thực trạng việc xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương

Việc xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương đã được công ty thực hiện theo hướng dẫn của tập đoàn dệt may Việt Nam. Cụ thể Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm xây dựng đơn giá tiền lương năm 2008 như sau:

- Tổng doanh thu kế hoạch năm 2008 là 39.284.000.000 đồng - Xác định quỹ tiền lương để tính đơn giá

ΣVkh = 115 x 1.200.000 x ( 1.75 + 0.1513 ) x 12 = 3.150.000.000 đồng Trong đó + Lao động định biện của công ty là 115 người

+ Mức tiền lương tối thiểu của công ty là 1.200.000 đồng + Hệ số cấp bậc công việc bình quân là 1.75

+ Hệ số các khoản phụ cấp bình quân là 0.1513 Hệ số các khoản phụ cấp bình quân tính như sau:

+ Tính quỹ lương phụ cấp bình quân để tính các khoản phụ cấp 115 x 1.75 x 1.200.000 x 12 = 2.898.000.000 đồng

+ Phụ cấp chức vụ

Giám đốc, trưởng phòng các đơn vị

4 x 0.4 x 1.200.000 x 12 = 23.040.000 đồng Phó phòng, phó giám đốc cá đơn vị: 5 x 0.3 x 1.200.000 x 12 = 21.600.000 đồng => Hệ số cấp bậc chức vụ = ( 23.040.000 + 21.600.000 ) = 0.0154 2.898.000.000 + Phụ cấp trách nhiệm: Tổ trưởng sản xuất 9 x 0.1 x 1.200.000 x 12 = 12.960.000 đồng => Hệ số phụ cấp trách nhiệm = 12.960.000 = 0.0045 2.898.000.000 + Phụ cấp ca đêm : ( 43 x 276 đêm x 1.200.000 x 1.75 x 0.4 ) = 0.1323 26 x 2.898.000.000 => Tổng hệ số phụ cấp = 0.0154 + 0.0045 + 0.1323 = 0.1513 - Tính đơn giá tiền lương

3.150.000.000 = 8.02% 39.284.000.000

Cá c h ì nh thức trả l ươ ng được vận dụng ở c ô ng ty rất đ a dạng ( do những đ iều kiện cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh .

Trả

l ươ ng cho khu vực sản xuất: có 3 hình thức trả lương

Trả lương sản phẩm theo định mức:

Người lao động làm các sản phẩm có định mức thì tiền lương sẽ được trả theo số lượng sản phẩm nhập kho và theo định mức của công ty

Tiền lương = Tổng số sản phẩm nhập kho x Định mức tiền lương

Trả lương sản phẩm do tập thể cùng làm:

- Nguồn tiền lương: gồm toàn bộ tiền lương sản phẩm của tổ cùng làm được trong tháng

Tiền lương = Tổng số sản phẩm nhập kho của tổ x định mức tiền lương - Những khoản tiền lương không phải nhập vào để chia gồm có:

+ Tiền trách nhiệm

+ Tiền đi công tác hưởng theo lương các công trình. + Tiền thưởng của cá nhân

- Phương pháp phân phối tiền lương

Hàng tháng tổ bình xét phân loại lao động gồm có 4 loại, tổ trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty.

Loại 1: Những người có tay nghề giỏi, ý thức trách nhiệm tốt, bản thân có

thể tự mình giải quyết được tất cả các công việc khó về kỹ thuật, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, có trình độ quản lý và giúp đỡ, hướng dẫn người khác làm tốt mọi công việc của tổ

Loại 2: Những người có tay nghề khá hoặc giỏi, có ý thức trách nhiệm tốt,

công việc thay tổ trưởng khi tổ trưởng vắng, bản thân có thể giúp đỡ và hướng dẫn người khác làm tốt công việc của tổ.

Loại 3: Những người có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, bản thân chỉ giải quyết

được các công việc được giao, không hướng dẫn giúp đỡ được người khác.

Loại 4: Những người có tay nghề yếu, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao và

những người có thời gian công tác tại công ty dưới 3 tháng.

(Riêng các trường hợp chuyển công tác từ nơi khác về thì tổ sẽ căn cứ vào hiệu quả và chất lượng công việc để xếp loại)

- Quy định hệ số ngày công cho từng loại Loại 1 : Hệ số 1.3

Loại 2 : Hệ số 1.1 – 1.15 Loại 3 : Hệ số 1

Loại 4 : Hệ số 0.7 – 0.8

Để động viên khuyến khíc những người làm thêm giờ, từng tổ thống nhất hệ số làm thêm cho tổ mình.

- Cách tính lương

+ Quy ngày công của từng người theo hệ số 1 + Tính tiền lương cho một ngày công theo hệ số 1

Tổng tiền lương sản phảm của tổ Tiền lương 1 ngày công =

theo hệ số 1 Tổng số ngày công của tổ đã quy đổi - Tính lương cho từng người

Căn cứ số công của từng người sau khi đã nhân với hệ số rồi nhân với tiền lương bình quân 1 ngày của tổ.

Trả lương thời gian:

Người lao động hưởng lương theo sản phẩm nếu được điều động đi làm công việc khác trong công ty thì thời gian làm việc khác được hưởng lương theo lệnh sản xuất, thời gian dự họp được thanh toán = lương cơ bản.

Các công việc chỉ cần lao động phổ thông được trả = 30.000đ/công (8 giờ)

Trả lương đi công tác ngoài công ty

- Trường hợp được cử đi công tác ngoài công ty thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh sản xuất được trả lương theo các mức sau:

+ Trong khu vực Hà Nội : 45.000đ/công (8 giờ)

+ Ngoại tỉnh: Khoảng cách nhỏ hơn 30 Km: 50.000đ/công (8 giờ) Khoảng cách trên 30 Km: 55.000đ/công (8 giờ) - Công tác phí:

+ Đi lại bằng xe máy được thanh toán = 350Đ/ 1 km (sẽ được điều chỉnh theo giá xăng dầu của nhà nước từng thời điểm)

+ Đi lại bằng phương tiện khác và tiền thuê nhà trọ được thanh toán theo quy định của nhà nước

+ Các trường hợp đặc biệt: nơi công tác trong khu vực Hà Nội nhưng khoảng cách đạt trên 30 km thì được thanh toán 50.000đ/công (8 giờ)

Trả lương cho khối nghiệp vụ

Tiền lương hàng tháng của khối cán bộ công nhân việ khối nghiệp vụ được tra như sau:

Tiền lương tháng = hệ số cấp bậc công việc x Lương kinh doanh tối thiểu - Hệ số cấp bậc công việc

Bảng hệ số cấp bậc công việc Bậc Hệ số Bậc 1 1 Bậc 2 1.1 Bậc 3 1.2 Bậc 4 1.3 Bậc 5 1.4 Bậc 6 1.5 Bậc 7 1.6 Bậc 8 1.7

Phương pháp phân loại

+ Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khối lượng công việc được giao, chất lượng hoàn thành công việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cán bộ nhân viên trong các đơn vị bình xét xếp loại theo hình thức bỏ phiếu kín thăm dò, trưởng đơn vị xem xét và đề nghị với lãnh đạo công ty quyết định.

+ CBNV có trình độ sơ cấp được xếp loại từ bậc 1 – 4 CBNV có trình độ trung cấp bà cao đẳng được xếp loại từ bậc 2 – 6 CBNV có trình độ đại học được xếp loại từ bậc 3 – 7 Bậc 8 chỉ xếp cho CBNV có trình độ đại học luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Lương kinh doanh tối thiểu:

Căn cứ vào hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, để bảo đảm sự hợp lý về tiền lương giữa các bộ phận trong công ty, định kỳ giám đốc sẽ quyết định mức lương kinh doanh tối thiểu.

Trả lương cho khối quản lý.

- Tiền lương của giám đốc được tính trả theo năm như sau:

Tiền lương năm thực tế = Tiền lương năm kế hoạch x Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận kế hoạch

Trong đó

+ Lợi nhuận kế hoạch: là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà hội đồng quản trị giao cho giám đốc phải thực hiện hàng năm.

Tuỳ tình hình thực tế của mỗi năm chỉ tiêu lợi nhuận có thể giao khác nhau. + Tiền lương năm kế hoạch: là tiền lương năm mà hội đồng quản trị cho phép giám đốc được chi trong năm tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch.

+ Lợi nhuận thực tế: là lợi nhuận phát sinh trước thuế trong năm kế hoạch - Phương pháp trả lương:

+ Hàng tháng giám đốc căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh tự quyết định mức lương tạm ứng.

+ Hết năm kế hoạch sau khi có quyết toán thuế sẽ quyết toán tiền lương năm thực tế của giám đốc báo cáo hội đồng quản trị duyệt chi.

Trường hợp chưa chi hết thì được chi tiếp, trường hợp chi quá thì phải truy thu hoặc ghi nợ năm sau.

Trả lương cho cán bộ quản lý công ty:

- Tiền lương của cán bộ quản lý được trả hàng tháng như sau:

Tiền lương tháng = Hệ số lương chức vụ x Tiền lương kinh doanh tối thiểu Trong đó

+ Hệ số lương chức vụ tính theo bảng sau: ST

T Chức danh

Hệ số

1 Phó giám đốc 2.8 2.9 3.1 2 Trưởng phòng kỹ thuật, tài vụ,kinh doanh, quản đốc 1.9 2.2 2.3 3 Trưởng phòng tổ chức hành chính, Đội trưởng bảo vệ,

Phó phòng kỹ thuật, kinh doanh, tài vụ, Phó quản đốc 1.7 1.8 1.9 + Lương kinh doanh tối thiểu (như trên)

- Phương pháp phân loại

+ Căn cứ vào trình độ, năng lực, khối lượng công việc được giao tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ, thâm niên quản lý, các cán bộ chức danh sẽ bình xét xếp loại theo hình thức bỏ phiếu kín thăm dò, giám đốc xem xét và quyết định hệ số lương cấp bậc cho từng cán bộ chức danh.

+ Hàng năm sẽ tổ chức bỏ phiếu kín thăm dò giám đốc xem xét quyết định lại hệ số lương chức vụ. Hệ số lương chức vụ của cán bộ chức danh có thể thay đổi bị hạ, giữ nguyên hoặc nâng bậc phụ thuộc vào chất lượng công tác và chức vụ mới (nếu có)

Trả lương tổ cơ điện

Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo 4 mức cho tổ cơ điện: căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ và tay nghề của người lao động giám đốc sẽ quyết định mức lương cho từng loại trong khoảng từ 1.100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nhiệm vụ của tổ cơ điện: có trách nhiệm phải hoàn thành tất cả các công việc sửa chữa trung tiểu tu máy móc thiết bị, hệ thống điện và các công việc có liên quan của công ty đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ tổ tự bố trí làm thêm ca, thêm giờ để hoàn thành, thời gian làm thêm không được hưởng lương.

Trả lương cho đội bảo vệ

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế từng thời kỳ giám đốc sẽ quyết định mức lương khoán cho đội bảo vệ

Nhiệm vụ của đội bảo vệ

+ Đội có trách nhiệm bố trí lực lượng thường trực 24h/ngày kể cả các ngày nghỉ và phải hoàn thành tất cả các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ bảo vệ cơ quan theo quy định của nhà nước và của công ty.

Ngoài ra đội bảo vệ còn có trách nhiệm trông giữ xe đạp, xe máy của cán bộ công nhân viên và của khách, nếu để xẩy ra mất mát thì đội bảo vệ phải bồi thường.

+ Căn cứ nhiệm vụ của từng người và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, hàng tháng đồng chí đội trưởng có trách nhiệm phân loại và công khai chia tiền lương cho từng người đảm bảo sự công bằng trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

Trả lương cho phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật công ty áp dụng 2 hình thức:

- Trả lương thời gian theo hệ số cấp bậc công việc (như trên)

- Trả lương khoán (lương khoán hàng tháng căn cứ nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện, giám đốc sẽ quyết định mức lương khoán cho từng người)

2.3.2. Tính hiệu quả của chính sách tiền lương

(Trong phạm vi chuyên đề chỉ đánh giá hiệu quả tương đối)

Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách tiền lương, một chính sách được coi là rất “nhạy cảm” , công ty đã giao cho phòng hành chính tổng hợp chỉ đạo thực thi. Công ty có quy mô nhỏ, số lượng lao động hơn một trăm người do đó

việc tổ chức thực thi chính sách tiền lương sẽ đơn giản hơn nhiều và chi phí là nhỏ. Thành công của chính sách tiền lương là thấy rõ trong các phân tích trên. Tuy nhiên, hiện nay tại công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Vậy, hiệu quả của chính sách tiền lương tại Cổ phần cơ khí May Gia Lâm chưa phải là cao.

2.3.3 Tính tương thích của chính sách tiền lương

Về qui chế tiền lương và thực hiện các nguyên tăc trả lương

Công ty đã quan tâm đến việc thực hiện các nguyên tắc trên trong quá trình trả lương cho người lao động. Về cơ bản là thực hiện được những nguyên tắc đã nêu ra và nó có tác dụng tốt trong việc trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công ty không thực hiện cơ chế thoả thuận tiền lương, thường áp đặt từ chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc. Điều này chỉ đáp ứng phần nào lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài của người lao động như vấn đề tăng lương, nâng bậc lương hàng năm, tiền lương làm cơ sở đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và phúc lợi xã hội, từ đó tạo nên một chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w