Lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại Công ty cổ phần tập đoàn ATA (Trang 41 - 44)

Dựa vào nhu cầu đào tạo, phòng Hành chính nhân sự kết hợp các bộ phận lập kế hoạch đào tạo trình lên TGĐ để phê duyệt.

Kế hoạch đào tạo của Công ty có hai loại chính đó là kế hoạch định kỳ và kế hoạch đột xuất.

Kế hoạch đào tạo định kỳ được lập ra hai lần một năm vào tháng 1 và tháng 6. Kế hoạch định kỳ của Công ty thay đổi rất ít qua các năm. Khoá học năm trước như thế nào thì năm sau rập khuôn như vậy. Điều này là do quá trình xác định nhu cầu đào tạo chưa thật tốt, chỉ mang tính hình thức, chưa xác định rõ nhu cầu thực tế của các bộ phận và của cá nhân.

Kế hoạch đào tạo đột xuất căn cứ theo nhu cầu cấp bách của công việc. Phòng Hành chính nhân sự thường lập ra kế hoạch này trong một thời gian ngắn. Mỗi khi Công ty có quy chế mới hoặc mở lớp huấn luyện cho nhân viên kinh doanh bán hàng thì phòng Hành chính nhân sự sẽ tổ chức để buổi học diễn ra trong 1 đến 2 ngày.

Kế hoạch đào tạo của Công ty bao gồm:

- Danh sách học viên;

- Bộ phận;

- Đơn vị đào tạo;

- Giảng viên;

- Thời gian;

- Chi phí;

Dựa vào nhu cầu đào tạo, phòng Hành chính nhân sự lập danh sách học viên tham gia khoá đào tạo. Tuỳ theo nguyện vọng và yêu cầu đào tạo mà xây dựng nội dung đào tạo phù hợp. Nội dung đào tạo có thể do người trong Công ty hoặc thuê ngoài soạn thảo.

Nếu là người trong Công ty soạn thảo, Phòng Hành chính nhân sự sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí dưới hình thức bồi dưỡng thêm cho cán bộ đó. Nội dung đào tạo do người trong Công ty soạn thảo thường sát với thực tế yêu cầu công việc, hơn nữa họ biết những học viên của mình yếu những mảng nào, cần đi sâu vào vấn đề gì để nâng cao hiệu quả đào tạo cho giảng viên. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ chuyên môn, chương trình đào tạo chưa cơ bản lắm nên vấn đề truyền đạt còn nhiều hạn chế.

Đối với nội dung soạn thảo được thuê ngoài, phòng Hành chính nhân sự sẽ kết hợp với trưởng bộ phận khác xem xét nội dung và trả chi phí cho người soạn thảo. Mức chi phí này nằm trong khoảng từ 500.000 đến 5.000.000 triệu đồng.

Giảng viên của khoá đào tạo cũng có thể là người trong Công ty hoặc thuê ngoài. Việc chọn giảng viên dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả các khoá đào tạo trước đó hoặc thông qua các trung tâm có uy tín. Phòng Hành chính nhân sự sẽ xem xét lựa chọn giáo viên cho phù hợp với mục đích của khoá đào tạo. Thời gian các học viên tham gia khoá đào tạo thường vào buổi tối hoặc các ngày nghỉ cuối tuần. Vì thế ban ngày học viên vẫn có thể đảm nhận được công việc một cách bình thường và không làm gián đoạn kế hoạch sản xuất

kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên do cả làm cả học nên chất lượng đào tạo không thực sự hiệu quả.

Chi phí cho việc đào tạo có vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Chi phí đào tạo càng cao thì sẽ thuê được những giảng viên giỏi, đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc học tập hơn, chương trình đào tạo phong phú hơn, v.v…và điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Chi phí đào tạo qua các năm là khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc và tính chất của khoá đào tạo.

Khi khoá đào tạo kết thúc, giảng viên, học viên, cùng các bộ phận có học viên tham dự đánh giá hiệu quả đào tạo của khoá học đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại Công ty cổ phần tập đoàn ATA (Trang 41 - 44)