Đối với địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam pptx (Trang 55 - 56)

Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn tại khu miền núi phía bắc Quảng Nam từ nay đến năm 2010 là tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo. Với mục tiêu tăng trưởng gía trị bình quân 6, 76% chiếm 53, 45% trong tổng giá trị cơ cấu kinh tế nói chung.

Bên cạnh những chính sách tạo môi trường cũng như tạo hành lang pháp lý thì chính sách đầu tư là hết sức cấp bách, vừa kịp thời vừa đảm bảo đủ lượng vốn để phát triển sản xuất. Hoạt động đầu tư phát cho khu vực miền núi vừa nhằm mục tiêu giảm nghèo, vừa làm chức năng chổ dựa, tác động trở lại đối với phát triển của vùng đồng bằng ven biển;bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp điện, xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác; tạo thế liên kết với Lào, Thái Lan để tham gia vào hành lang kinh tế đông tây.

Cần chú ý việc huy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng cây cao su, song mây, cây nguyên liệu giấy, quế và các cây dược liệu, hương liệu, cây loòng boong…phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, nhất là nuôi bò; phát triển nghề rừng. Khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dưng, sản xuất xi măng. Xây dựng các nhà máy thuỷ điện gắn với hình thành các cụm kinh tế-kỹ thuật, chống lũ, điều tiết nước cho vùng hạ du và thuỷ nông. Phát triển nghề dệt thổ cẩm, sản xuất đồ song mây và đồ gỗ. Từng bước phát triển du lịch sinh thái. Thực hiện cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - TTCN-công nghiệp và dịch vụ. Lĩnh vực đột phá là nông

nghiệp, nhiệm vụ đột phá là chăn nuôi bò;khâu đột phá là kiên trì thay đổi cách thức sản xuất, hoạt động lao động sản xuất của hộ nông dân.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp nhiều thành phần, tạo lập mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và thị trường, thông qua đó để chuyển kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư để sản xuất ra hàng hoá theo yêu cầu của thị trường với giá cả hợp lý, có lợi cho nông dân.

- Phát triển sản xuất công nghiệp, gắn với đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn…xây dựng các cụm công nghiệp, phát triển các nghề truyền thống theo hướng gắn với du lịch sinh thái.

* Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm:4, 84%. - Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN tăng bình quân hàng năm: 22, 49%.

- Quan điểm chỉ đạo đối với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm nâng thu nhập cho nông dân.

Tiếp tục tăng diện tích khai hoang, chú trọng nguồn nước, phát triển cây lúa nước theo hướng đảm bảo an ninh lương thực, Phát triến thế mạnh về các loại cây màu.Xây dựng và tăng diện tích kinh tế vườn, kinh tế trang trại;phát triển mạnh chăn nuôi bò gắn với trồng cỏ tập trung;tận dụng các lòng hồ thuỷ điện để nuôi cá nước ngọt.

Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho thôn quản lý, bảo vệ và hưởng lợi.Khuyến khích nhân dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế như:mây, keo và các loại cây khác.

Hình thành các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản;các điểm du lịch. Phát triển các loại dịch vụ chợ, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ vận tải tại các điểm phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam pptx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)